BỂ LẮNG LAMEN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

BỂ LẮNG LAMEN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Khái niệm về bể lắng lamen

Bể lắng lamen hay còn có tên gọi khác là bể lăng lamella, đây là loại bể lọc nhanh được lắp ghép bằng các tấm lắng lamen (hay con còn gọi là tấm lắng vách nghiêng) được thiết kế với góc nghiêng khoảng 45-60 độ. Trong quá trình lắng, các tấm lắng lamen sẽ có công dụng làm lắng, các chất thải rắn có kích thước lớn sẽ được giữ lại ở các tấm lắng sau đó rớt xuống bể lắng tạo thành bùn và được giữ lại tại đây.

Bể lắng lamen là một giải pháp xử lý nước thải công nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành bằng cách nâng cao hiệu suất xử lý nước thải

Cấu tạo

Cấu tạo của bể lắng lamen
Cấu tạo của bể lắng lamen

Nhìn chung, cấu tạo của bể lắng lamen tương tự và không có quá nhiều điểm khác biệt so với các loại bể lắng thông thường. Bể được chia thành các vùng như sau:

Vùng phân phối nước:

  • Nơi nước thải được đưa vào bể lắng qua các cửa nạp.
  • Có thể thiết kế các vách ngăn, mương phân phối hoặc hệ thống ống dẫn để đảm bảo nước được phân phối đều khắp bề mặt bể.

Vùng lắng:

  • Nơi chứa các tấm lắng Lamen được đặt nghiêng với góc từ 45° đến 60° so với mặt phẳng nằm ngang.
  • Tấm Lamen có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như thép không gỉ, nhựa, hoặc vật liệu composite.
  • Bề mặt tấm Lamen được thiết kế nhẵn mịn để hạn chế bám dính cặn bẩn.

Vùng chứa cặn:

  • Nơi thu gom cặn lắng sau khi được tách ra khỏi nước thải.
  • Cấu tạo dạng phễu để cặn dễ dàng di chuyển về phía cửa xả.

Hệ thống thu gom cặn:

  • Có thể sử dụng hệ thống thu gom cặn tự động hoặc thủ công.
  • Hệ thống thu gom cặn tự động thường sử dụng các thiết bị như bơm, van, cảm biến để tự động thu gom và vận chuyển cặn ra khỏi bể.

Nguyên lí hoạt động của bể lắng lamen

Bể lắng Lamen hoạt động dựa trên nguyên tắc lắng trọng lực kết hợp với sự gia tăng diện tích lắng bằng các tấm Lamen nghiêng. Dưới đây là các bước mô tả nguyên lý hoạt động:

  1. Nước thải được đưa vào bể lắng:
  • Nước thải từ các công trình xử lý trước (bể keo tụ, bể phản ứng sinh học…) được đưa vào bể lắng Lamen qua các cửa nạp. Vùng phân phối nước được thiết kế để đảm bảo nước thải được phân phối đều khắp bề mặt bể.
  1. Lắng cặn trên bề mặt tấm Lamen:
Cơ chế hoạt động của tấm lắng lamen
Cơ chế hoạt động của tấm lắng lamen
  • Nước thải chảy qua các tấm Lamen được đặt nghiêng. Dưới tác dụng của trọng lực, các hạt cặn có kích thước lớn hơn sẽ lắng xuống và bám dính trên bề mặt nhẵn mịn của tấm Lamen.
  1. Nước thải được tách cặn:
  • Nước thải sau khi được tách cặn sẽ tiếp tục di chuyển theo chiều từ dưới lên trên và chảy ra khỏi bể qua các cửa xả nước.
  1. Thu gom cặn lắng:
  • Cặn lắng được tích tụ dưới đáy bể lắng và được thu gom định kỳ thông qua hệ thống thu gom cặn. Hệ thống này có thể sử dụng các thiết bị như bơm, van, cảm biến để tự động thu gom và vận chuyển cặn ra khỏi bể.
  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lắng:
  • Góc nghiêng của tấm Lamen: Góc nghiêng càng lớn, hiệu quả lắng càng cao. Tuy nhiên, góc nghiêng quá lớn sẽ làm tăng chi phí xây dựng và vận hành.
  • Vận tốc dòng chảy: Vận tốc dòng chảy quá cao sẽ làm giảm thời gian lắng và ảnh hưởng đến hiệu quả tách cặn.
  • Kích thước và mật độ của các hạt cặn: Kích thước và mật độ của các hạt cặn ảnh hưởng đến tốc độ lắng và khả năng bám dính trên bề mặt tấm Lamen.

– Với nguyên lý hoạt động như vậy, tấm lắng lamen phát huy tác dụng nhờ vào các bề mặt tiếp xúc của ống lắng, càng tăng bề mặt tiếp xúc của ống lắng thì hiệu quả lắng càng cao, giúp tăng hiệu quả sử dụng dung tích bể và giảm được thời gian lắng

– Đặc biệt, với việc nghiên cứu và ứng dụng tính chất khữ tĩnh điện trong khối lắng, các bông kết tủa không bám dính vào bề mặt ống lắng và nhanh chóng trượt xuống về hố thu cặn, điều này sẽ giúp kéo dài thời gian rửa bể lắng, tiết kiệm được nguồn nước rửa và hóa chất phản ứng.

Ưu và nhược điểm của bể lắng lamen

  • Bể lắng lamen có tốc độ xử lý nhanh nên thời gian xử lý nước sẽ nhanh hơn so với các loại bể lắng khác. Do đó hiệu quả lắng sẽ cao hơn và quá trình hoạt động ổn định hơn nhiều.
  • Ngoài ra bể lắng lamen còn có khả năng lắng trầm tích (quá trình này diễn ra sau quá trình keo tụ tạo bông và trước quá trình lọc), không chỉ lắng tốt mà dòng chảy còn rất ổng định. Có khả năng tự làm sạch bề mặt mà không gây tình trạng tắt nghẽn khi lắng.
  • Chi phí vận hành thấp và bảo trì đơn giản.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì bể lắng lamen vẫn còn tồn tại 1 nhược điểm đó là không thường xuyên điều chỉnh được tỷ lệ nước một cách tuần hoàn hay cường độ khuấy trộn. Nhưng tổng quan cho thấy, những ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường có phần vượt trội hơn.

So sánh giữ bể lắng lamen và các loại bể lắng khác

Đặc điểm của bể lắng lamen

  • Bể lắng lamen có sử dụng các tấm lắng ghép lại với nhau và được sắp xếp đặt nghiêng bên trong của vùng lắng. Các này sẽ giúp tăng sự tiếp xúc của những tấm lắng và cũng đồng thời giúp cải thiện hiệu quả lắng tốt hơn.
  • Vùng lắng của bể lamen có độ bền xây dựng tốt hơn khi chúng được kết hợp với các khối tấm lắng lamen.

Đặc điểm của các bể lắng thông thường

Trên thực tế, có rất nhiều bể lắng khác nhau nhưng thường sẽ có 3 loại bể phổ biến như: Bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng ly tâm.

Tiêu chí Bể lắng lamen Bể lắng ngang Bể lắng đứng Bể lắng ly tâm
Cấu tạo Gồm các tấm lắng nghiêng, vùng lắng, vùng chứa cặn Hình hộp chữ nhật Hình trụ Hình trụ, đáy nón
Nguyên lý hoạt động Lắng trọng lực kết hợp với tăng diện tích lắng Lắng trọng lực Lắng trọng lực Lắng ly tâm
Hiệu quả lắng Cao Trung bình Trung bình Cao
Diện tích Nhỏ gọn Lớn Nhỏ gọn Lớn
Chi phí đầu tư Cao Thấp Thấp Cao
Chi phí vận hành Thấp Trung bình Trung bình Thấp
Ưu điểm Hiệu quả cao, tiết kiệm diện tích, dễ vận hành Chi phí thấp, dễ xây dựng Chi phí thấp, ít chiếm diện tích Hiệu quả cao, tiết kiệm điện
Nhược điểm Chi phí đầu tư cao, dễ tắc nghẽn Hiệu quả lắng thấp, tốn diện tích Hiệu quả lắng thấp Chi phí đầu tư cao
Ứng dụng Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp Xử lý nước thải có hàm lượng cặn cao

 

 

Ứng dụng của bể lắng lamen trong thực tế:

Bể lắng lamen trong xử lý nước có nhiều ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực:

Xử lý nước thải: Bể lắng lamen được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải của các nhà máy xử lý nước thải, nhằm loại bỏ các chất bẩn, chất cặn trước khi nước được xử lý tiếp để tái sử dụng hoặc xả ra môi trường.

Xử lý nước sạch: Bể lắng lamen cũng có thể được áp dụng trong công nghệ xử lý nước sạch, giúp tách rời các hạt bẩn có trong nước tự nhiên, từ nguồn nước ngầm hoặc nước mưa, trước khi qua các giai đoạn xử lý tiếp theo. Kết hợp với bể lọc trọng lực tự rửa tạo thành hệ thống xử lý nước sạch.

Công nghiệp và sản xuất: Bể lắng lamen được sử dụng trong quá trình xử lý nước cho các công ty sản xuất, nhà máy, để loại bỏ các chất ô nhiễm và chất cặn có thể có trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng

 

Dịch vụ xử lý nước thải tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải? bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nước thải, khí thải uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải, dự án cần tư vấn hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

hoa binh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *