CÁC LOẠI BỂ LẮNG TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC LOẠI BỂ LẮNG TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng xử lý nước thải thành các loại: bể lắng đợt một trước công trình xử lý sinh học (tách cặn sơ cấp) và bể lắng đợt hai sau công trình xử lý sinh học (tách bùn thứ cấp). Đối với bể đợt một, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sau đợt một phải dưới 150mg/l. Nếu không đạt yêu cầu này, hiệu suất hoạt động của bể lắng cần phải được tăng cường bằng cách đông tụ sinh học, làm thoáng đơn giản hoặc kết hợp keo tụ. Sau quá trình lắng trọng lực, BOD của hỗn hợp nước thải và cặn sơ cấp sẽ giảm được 30-40%. Nếu có quá trình tăng cường thì có thể sẽ giảm được từ 40-70%.

Theo cấu tạo và hướng dòng chảy người ta sẽ phân các loại thành bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể ly tâm (đây cũng là một dạng của bể lắng ngang vì dòng chảy của nước cũng theo phương ngang, hướng tâm ra xung quanh),…

Bể lắng ngang

Là loại bể hình chữ nhật có kích thước dài giúp giữ lại các tạp chất lơ lững trong nước thải, chủ yếu là các chất hữu cơ. Khác với những chất vô cơ có dạng hạt, các chất hữu cơ thường là những bông cặn có hình dáng rất đa dạng và trọng lượng riêng lại rất nhỏ. Do đó dẫn đến quá trình lắng cặn diễn ra rất phức tạp

Cấu tạo của bể lắng ngang:

Cấu tạo của bể lắng ngang
Cấu tạo của bể lắng ngang
  • Tấm ngăn
  • Vách hướng dòng
  • Máng tràn
  • Ngăn thu bùn
  • Xả bùn
  • Thu gạt bùn
  • Động cơ điện

Nguyên lí hoạt động của bế lắng ngang:

Nước theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng.

Đối diện ở cuối bể cũng xây dựng máng tương tự để thu nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn mực nước 0.15 – 0.2 m và không sâu quá 0.25 – 0.5m. để thu và xả chất nổi, người ta đặt một máng đặc biệt ngay sát kề tấm chắn.

Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa vào khoảng 0.5 – 1 m và không nông hơn 0.2m với mục đích phân phối đều nước trên toàn bộ chiều rông của bể.

Đáy bể làm dốc để thuận tiện cho việc thu gom cặn. Độ dốc của hố thu cặn không nhỏ hơn 450.

Ưu và nhược điểm của bể lắng ngang:

Ưu điểm:

  • Lắp đặt đơn giản, thuận tiện
  • Dễ dàng vận hàng
  • Không sử dụng hóa chất thân thiện với môi trường

Nhược điểm:

  • Bể lắng ngang được thiết kế hình chữ nhật nên thường tốn kém diện tích, không phù hợp với nhiều doanh nhiệp quy mô nhỏ hay hộ gia đình
  • Thới gian lắng chậm
  • Chi phí lắp đặt cao
  • Không xử lý được nguồn nước bị ô nhiễm nặng chứa nhiều chất rắn lơ lửng

Ứng dụng:

Bể lắng ngang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải:

  • Xử lý nước thải sinh hoạt.
  • Xử lý nước thải công nghiệp.
  • Xử lý nước thải nông nghiệp.

Bể lắng đứng

Cấu tạo của bể lắng đứng
Cấu tạo của bể lắng đứng

Bể lắng đứng là loại bể lắng được thiết kế có hình dạng trụ tròn hoặc hình trụ vuông đáy chóp.

Cấu tạo của bể lắng đứng:

Thân bể:

  • Thân bể là phần chính của bể lắng đứng, thường được làm bằng thép không gỉ hoặc bê tông cốt thép.
  • Thân bể có dạng hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông đáy chóp.
  • Chiều cao của bể lắng đứng thường gấp 2 – 3 lần đường kính.

Ống trung tâm:

  • Ống trung tâm được bố trí ở giữa bể lắng đứng để dẫn nước thải vào bể.
  • Ống trung tâm có thể được làm bằng thép không gỉ hoặc bê tông cốt thép.
  • Nước thải sẽ chảy từ dưới lên trên qua ống trung tâm.

Máng răng cửa:

  • Máng răng cửa được bố trí ở phần trên của bể lắng đứng để thu nước thải sau khi được lắng.
  • Máng răng cửa có thể được làm bằng thép không gỉ hoặc bê tông cốt thép.
  • Máng răng cửa được thiết kế có các răng cưa để ngăn chặn các chất rắn nổi trôi ra khỏi bể.

Hệ thống thu gom bùn:

  • Hệ thống thu gom bùn bao gồm các ống thu gom bùn và bể chứa bùn.
  • Ống thu gom bùn được bố trí ở đáy bể để thu gom bùn lắng xuống.
  • Bể chứa bùn được sử dụng để chứa bùn thu gom được từ bể lắng.

Các bộ phận khác:

  • Bể lắng đứng có thể được trang bị thêm các bộ phận khác như:
  • Hệ thống sục khí: giúp tăng hiệu quả lắng.
  • Hệ thống khử mùi: giúp khử mùi hôi từ bể lắng.

Nguyên lí hoạt động của bể lắng đứng:

Bể lắng đứng là công trình xử lý nước thải hoạt động theo nguyên tắc chảy ngược, dòng nước thải chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Bùn trong nước thải có trọng lượng lớn hơn nên lắng xuống đáy còn phần nước trong theo răng cưa thoát ra ngoài.

Nước theo mương (ống) dẫn vào ống trung tâm xuống dưới, khi ra khỏi ống trung tâm nước thay đổi theo hướng chuyển động và từ từ chuyển động từ dưới lên máng vòng thu nươc sau lắng. Những chất không hòa tan có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên sẽ lắng xuống đáy.

Tấm chắn và phần loe của ống trung tâm có tác dụng làm cho nước phân phối đều hơn trên tiết diện của bể và chống hiện tượng sục cặn bùn khi nước ra khỏi ống trung tâm.

Ưu và nhược điểm của bể lắng đứng:

Ưu điểm:

  • Thiết kế linh hoạt, đơn giản, gọn và có thể loại bỏ cả dầu mỡ
  • Có thể làm hố thu cặn
  • Chiếm ít diện tích xây dựng
  • Thời gian lắng khá nhanh

Nhược điểm:

  • Hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang

Bể lắng đứng khi thiết kế cần lưu ý một số điểm sau:

Bể lắng đứng trong việc xử lý sinh học đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó bể có 2 vai trò chính là:

Tách các bùn vi sinh ra khỏi dòng nước dơ trước khi thải ra môi trường.

Tuần hoàn lại lớp bùn vi sinh về các bể xử lý chính nhằm duy trì nồng độ bùn vi sinh trong hệ thống.

Trong trường hợp thiết kế bể lắng không hợp lý, bùn vi sinh không tuần hoàn lại các khâu xử lý phía trước sẽ làm giảm toàn bộ hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh hóa. Đồng thời nước thải sau xử lý sẽ tăng nồng độ chất lơ lửng lên cao.

Có thể kết hợp nhiều bộ phận với nhau để tăng hiệu quả của bể lắng đứng, có thể kể đến các tấm lắng Lamella, sử dụng thêm một số lớp hạt lọc nổi,…

Ứng dụng:

Hiện nay, bể lắng đứng được đưa vào ứng dụng trong nhiều mô hình xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt với nhiều ưu điểm:

  • Loại bỏ chất thải rắn, cặn hữu cơ hoặc cặn sinh học lẫn trong nước thải.
  • Thực hiện thu lắng cát, bùn.
  • Xử lý bùn trong nước thải thông qua phương pháp nén bùn.
  • Đẩy bùn vi sinh có trong nước thải sang bể chứa bùn.

Trong xử lý nước thải công nghiệp, bể lắng đứng có nhiệm vụ tách cặn sau phản ứng hoá học kết tủa. Ngoài ra, bể cũng có thể được lặp đặt sau bể sinh học hiếu khí Aerotank.

Bể lắng ly tâm:

Bể lắng ly tâm là một phần quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Mục đích chính của bể này là lắng đọng và tách các hạt bẩn và tạp chất có trong nước thải bằng cách sử dụng nguyên tắc ly tâm. Bể lắng ly tâm thường được xây dựng để giữ lại nước thải trong một khoảng thời gian nhất định, giúp các hạt bẩn và tạp chất trong nước có thể lắng xuống đáy bể.

Nước thải trong bể lắng ly tâm sẽ được đẩy vào một vùng xoáy nước quanh trục tâm. Điều này tạo ra một lực ly tâm mạnh, đẩy các hạt nặng và tạp chất ra xa trục tâm và làm cho chúng lắng xuống đáy bể. Hướng dòng chảy nước trong bể lăng ly tâm là từ tâm ra ngoài theo hướng ngang.

Kích thước đường kính của bể lắng ly tâm trong xử lý nước thải thường giao động từ 16 đến 60m.
Bể lắng ly tâm là một trong những phần quan trọng trong quá trình xử lý nước thải, giúp loại bỏ các tạp chất có trong nước để nước sau khi qua bể có thể tiếp tục vào các bước xử lý tiếp theo trước khi nước thải được đưa ra môi trường.

Cấu tạo của bể lắng ly tâm:

Cấu tạo của bể lắng ly tâm
Cấu tạo của bể lắng ly tâm

Bể lắng ly tâm được cấu tạo bao gồm các thành phần sau:

  • Ống dẫn nước vào bể: Đây là ống dẫn nước thải từ nguồn đến bể lắng ly tâm. Nước thải sẽ được đưa vào bể thông qua ống này để tiếp tục quá trình xử lý.
  • Ống trung tâm phân phối nước: Ống này được đặt ở trung tâm bể ly tâm và có nhiệm vụ phân phối nước thải ra môi trường bên trong bể. Nước thải sau khi vào bể sẽ được phân tán xung quanh trục tâm bằng ống này.
  • Ống thu nước sau lắng: Ống này dùng để thu nước đã trải qua quá trình lắng ly tâm và đã được loại bỏ các hạt bẩn và tạp chất. Nước đã qua lắng ly tâm sẽ được đưa ra khỏi bể thông qua ống này để tiếp tục qua các bước xử lý tiếp theo.
  • Ống tháo cặn nổi: Đây là ống dùng để loại bỏ cặn và tạp chất đã lắng xuống đáy bể. Cặn này thường là các hạt nặng và tạp chất mà bể lắng ly tâm đã tách ra khỏi nước.
  • Mương thu: Mương này được đặt ở phía dưới bể lắng để thu thập cặn và tạp chất mà đã được loại bỏ. Mương này giúp dễ dàng loại bỏ và xử lý cặn sau khi nó được thu thập.
  • Máng răng cưa: Máng này giúp hướng dòng nước và cặn vào các vùng chứa cặn trong bể, tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng và tách cặn.
  • Cánh gạt bọt: Cánh gạt này dùng để đẩy các bọt khí hình thành trong quá trình xử lý ra khỏi bề mặt nước. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng bọt khí gây cản trở quá trình lắng đọng.
  • Cánh gạt bùn: Cánh gạt này được sử dụng để đẩy các hạt cặn và bùn ra vùng lắng đọng của bể, giúp tách chúng ra khỏi nước.
  • Vành chắn bọt nổi: Vành này giúp ngăn bọt khí và các hạt nhẹ từ việc tạo ra sự cản trở trong quá trình lắng đọng và tách chất bẩn.
  • Bộ chuyển động: Bể lắng ly tâm thường đi kèm với bộ chuyển động để tạo ra sự quay vòng, tạo ra lực ly tâm cần thiết để đẩy các hạt bẩn và tạp chất lên đáy bể. Bộ chuyển động này có thể là động cơ điện, động cơ thủy lực hoặc các cơ chế khác để tạo lực xoay cho nước thải trong bể.

Nguyên lí hoạt động của bể lắng ly tâm:

Bể lắng ly tâm hoạt động dựa trên nguyên tắc ly tâm, sử dụng lực ly tâm để tách các hạt rắn ra khỏi nước thải. Bể được thiết kế với hình trụ tròn, bên trong có một rotor quay với tốc độ cao. Nước thải được đưa vào bể và chảy từ tâm ra ngoài theo phương ngang. Khi nước thải di chuyển qua rotor, do tác dụng của lực ly tâm, các hạt rắn có kích thước lớn hơn 0.1 mm sẽ bị đẩy ra ngoài và lắng xuống đáy bể. Nước thải sau khi được lắng sẽ chảy ra khỏi bể qua cửa ra.

Dưới đây là các bước hoạt động chi tiết của bể lắng ly tâm:

Bước 1: Nước thải được đưa vào bể lắng ly tâm qua cửa vào.

Bước 2: Nước thải chảy từ tâm ra ngoài theo phương ngang.

Bước 3: Khi nước thải di chuyển qua rotor, do tác dụng của lực ly tâm, các hạt rắn có kích thước lớn hơn 0.1 mm sẽ bị đẩy ra ngoài và lắng xuống đáy bể.

Bước 4: Nước thải sau khi được lắng sẽ chảy ra khỏi bể qua cửa ra.

Ưu và nhược điểm của bể lắng ly tâm:

Ưu điểm:

  • Năng suất cao.
  • Góc tạo thành chữ V giúp bùn dễ thoát ra ngoài.
  • Xử lý lưu lượng nước thải lớn.
  • Khi xả cặn vẫn làm việc bình thường, tháo cặn liên tục và dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Cấu tạo phức tạp.
  • Chi phí năng lượng cao.
  • Vận hành đòi hỏi kinh nghiệm, chi phí cao.
  • Khó khăn trong việc bảo trì và bảo dưỡng.

Ứng dụng:

Bể lắng ly tâm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Xử lý nước thải:

  • Bể lắng ly tâm được sử dụng để tách các chất rắn lơ lửng trong nước thải, bao gồm bùn, cát, rác thải và các chất hữu cơ khác.
  • Bể lắng ly tâm có hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải có lưu lượng lớn và nồng độ chất rắn cao.

Ngành công nghiệp thực phẩm:

  • Bể lắng ly tâm được sử dụng để tách các chất rắn ra khỏi sữa, nước trái cây, bia và các sản phẩm thực phẩm khác.
  • Bể lắng ly tâm giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất.

Ngành công nghiệp hóa chất:

  • Bể lắng ly tâm được sử dụng để tách các chất rắn ra khỏi dung dịch hóa chất.
  • Bể lắng ly tâm giúp thu hồi các chất hóa chất có giá trị và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

So sánh đặc điểm của 3 loại bể lắng:

Đặc điểm Bể lắng ngang Bể lắng đứng Bể lắng ly tâm
Dòng chảy Ngang Thẳng đứng Ngang, từ tâm ra xung quanh
Hình dạng Chữ nhật Trụ tròn hoặc vuông đáy chóp Tròn
Chi phí đầu tư Thấp Thấp Cao
Diện tích Lớn Lớn Nhỏ
Ưu điểm Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và bảo trì, chi phí đầu tư thấp Tốn ít diện tích xây dựng và thuận tiện cho công tác xả cặn trong quá trình xử lý nước thải. Hiệu quả lắng cao, diện tích nhỏ
Nhược điểm Diện tích xây dựng lớn, dễ bị tắc nghẽn hệ thống thu gom bùn Chiều cao thi công lớn làm cho giá thành xây dựng tăng theo. Đường kính của bể lớn khiến cho hiệu quả lắng cặn kém. Cấu tạo của hệ thống gạt bùn phức tạp và hoạt động trong điều kiện ẩm ướt nên nhanh hư hỏng
các loại bể lắng trong xử lý nước thải
các loại bể lắng trong xử lý nước thải

Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn bể lắng:

  • Bể lắng ngang phù hợp với các ứng dụng xử lý nước thải có lưu lượng lớn và nồng độ chất rắn thấp.
  • Bể lắng đứng phù hợp với các ứng dụng xử lý nước thải có nồng độ chất rắn cao.
  • Bể lắng ly tâm phù hợp với các ứng dụng xử lý nước thải có diện tích xây dựng hạn chế và yêu cầu hiệu quả lắng cao.

Dịch vụ xử lý nước thải tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải? bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nước thải, khí thải uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải, dự án cần tư vấn hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

hoa binh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *