3 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Nước là nguồn tài nguyên quý giá, đóng vai trò thiết yếu cho sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có hoạt động sinh hoạt của con người. Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người.
Vì vậy, việc xử lý nước thải sinh hoạt là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khác nhau với những ưu và nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về 3 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và lựa chọn được công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO
Công nghệ AO là viết tắt của Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí), đây là bể hoạt động dựa trên hai bể chính.
- Bể thiếu khí (Anoxic): Vi sinh vật yếm khí sẽ sử dụng nitrat để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải ở điều kiện thiếu oxy
- Bể hiếu khí (Oxic): Vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy để oxy hóa các chất hữu cơ và khử nitrat thành nito khí
Nguyên lý hoạt động:
- Tại bể thiếu khí (Anoxic): Xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ hòa tan trong nước thải với sự tham gia của các vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter sẽ oxi hóa hàm lượng Amonia thành Nitrat. Quá trình khử Nitrat diễn ra trong môi trường thiếu oxi. Nồng độ oxy hòa tan DO < 0.25 mg/l là hiệu quả nhất để quá trình khử Nitrat diễn ra tối ưu.
- Tại bể hiếu khí (Oxic): Là dạng bể sinh học với bùn hoạt tính được xáo trộn hoàn toàn nhờ quá trình sục khí. Tại bể hiếu khí, thường duy trì DO > 3 mg/l để các chất hữu cơ được phân hủy tối ưu. Ngoài các chất hữu cơ được phân hủy tạo thành CO2 và H2O, các chất vô cơ được chuyển hóa đến dạng cuối cùng của chuỗi oxy hóa của các hợp chất vô cơ như Phopho (thành (PO4)3-), lưu huỳnh (thành (SO4)3-), Nitơ (Thành NO¬3-).
- Bể hiếu khí thường phải kết hợp với bể lắng sinh học để tách bùn ra khỏi nước thải sau xử lý. Bùn tách được sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí, hoặc được xả bỏ lượng bùn dư trong hệ thống.
Ưu và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải AO
Ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý cao: Công nghệ AO có thể xử lý hiệu quả các chất hữu cơ, nitơ và phốt pho trong nước thải.
- Khả năng thích ứng cao: Công nghệ AO có thể thích ứng với các biến động tải nước thải.
- Chất lượng nước thải tốt: Nước thải sau khi xử lý bằng công nghệ AO đạt chất lượng tốt, có thể đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư xây dựng cao.
- Diện tích chiếm dụng lớn: Công nghệ AO cần diện tích lớn hơn so với các hệ thống xử lý nước thải sinh học truyền thống.
- Yêu cầu vận hành cao: Việc vận hành công nghệ AO đòi hỏi người vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MBBR
Công nghệ MBBR là viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor là quá trình xử lý nhân tạo trong đó xử dụng vật liệu làm giá thể để vi sinh dính bám vào trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Đây là công nghệ kết hợp giữa Aerotank và lọc sinh học hiếu khí.
Nguyên lý hoạt động:
Bể MBBR sẽ sử dụng nhựa (giá thể vi sinh di động) trong bể sục khí làm tăng lượng vi sinh có sẵn để xử lý nước thải. Vi sinh vật sẽ bám dính và phát triển trên bề mặt giá thể, tạo thành một lớp màng sinh học, tiếp đó hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ để giúp cho nước thải đạt chuẩn.
Thường sẽ có hai loại: vi sinh hiếu khí và vi sinh thiếu khí
Ngoài ra công nghệ xử lý nước thải MBBR còn có thể xử lý Nito với hiệu quả cao hơn so với một số công nghệ cũ. Đặc biệt công nghệ MBBR còn có thể xử lý các nước thải như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, y tế,…
Ưu và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR
Ưu điểm:
- Mật độ vi sinh cao: Mật độ vi sinh xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính lơ lững
- Tiết kiệm năng lượng
- Kích thước nhỏ, giảm 30 – 40% thể tích bể so với bùn hoạt tính lơ lửng.
- Xử lý được Nito trong nước thải
- Hệ vi sinh bền: Các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ. Vì vậy, hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi
Nhược điểm:
- Công nghệ MBBR cần phải có thêm hệ thống lắng, lọc ở phía sau
- Giá thể vi sinh MBBR rất dễ vỡ sau một thời gian sử dụng
- Chất lượng bám vi sinh cần phải phụ thuộc vào chất lượng của giá thể MBBR
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SBR.
Công nghệ xử lý nước thải SBR là viết tắt của cụm từ Sequencing Batch Reactor. Đây là một công nghệ xử lý nước thải sinh học theo mẻ,công nghệ này có thể giải quyết các chất hữu cơ chứa hàm lượng nito cao và chất rắn lơ lững có trong nước thải. Hiện nay công nghệ SBR được xem là một giải pháp xử lý nước thải đạt hiệu quả cao
Nguyên lý hoạt động:
Công nghệ xử lý nước thải SBR bao gồm 2 cụm bể chính đó là cụm bể Selector và cụm bể C-tech. Bể Selector được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra tại đây. Nước sau đó dược chuyển sang bể C-tech, tại đây diễn ra 5 pha theo thứ tự:
Pha làm đầy (Fill):
- Nước sẽ được bơm vào bể cho đến khi đạt được mức nước mong muốn, thời gian làm đầy phụ thuộc vào lượng nước thải và dung tích của bể.
Pha phản ứng/sục khí ( React):
- Bùn hoạt tính được bơm vào bể C-tech.
- Hệ thống sục khí được bật để cung cấp oxy cho vi sinh vật trong bùn hoạt tính.
- Vi sinh vật trong bùn hoạt tính sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
Pha lắng (Settle):
- Hệ thống sục khí được tắt.
- Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể.
- Nước thải đã xử lý được làm trong.
- Pha này thường kéo dài từ 1 đến 2 giờ.
Pha rút nước (Draw):
- Nước thải đã xử lý được rút ra khỏi bể C-tech.
- Nước thải được chuyển đến bể khử trùng hoặc bể chứa nước thải đã xử lý..
Pha ngưng – chờ (Idle):
- Bể C-tech được chờ đợi để nạp mẻ nước thải mới.
- Thời gian của pha này phụ thuộc vào lưu lượng nước thải và số lượng bể C-tech trong hệ thống.
Ngoài 5 pha chính trên, bể C-tech còn có thể có thêm một số pha phụ, chẳng hạn như pha xả bùn dư. Pha xả bùn dư được thực hiện để loại bỏ bùn dư khỏi bể C-tech. Bùn dư được chuyển đến bể chứa bùn dư và được xử lý tiếp theo.
Ưu và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR:
Ưu điểm:
- Đem lại hiệu quả xử lý nước thải cao, có thể loại bỏ hoàn toàn và triệt để các tạp chất hữu cơ, chất độc hại và các chất gây ô nhiễm.
- Đặc điểm nổi trội ở bể SBR là không cần tuần hoàn bùn hoạt tính. Cả hai quá trình phản ứng và lắng đều xảy ra trong cùng một nguồn
- Tiết kiệm diện tích xây dựng
- Hệ thống không cần dúng đến bể lắng riêng biệt
Nhược điểm:
- Đòi hỏi người vận hành có trình độ kỹ thuật cao do quy trình điều khiển phức tạp
- Dễ bị tắt nghẽn bùn do hệ thống sục khí nằm dưới đáy bể
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín để xây dựng hệ thống xử lý nước thải? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh – chuyên lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579