HỒ SINH HỌC-MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Bên cạnh các phương pháp xử lý nước thải như hóa học hay cơ học thì xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp cổ điển nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành mang lại hiệu quả xử lý nước thải cao được ứng dụng phổ biến trong ngành nông nghiệp lựa chọn để xử lý nước thải gây ô nhiễm.
Trong bài viết này, hãy cùng Hoà Bình Xanh tìm hiểu rõ hơn về các hồ sinh học trong xử lý nước thải cũng như nguyên tắc hoạt động của chúng.
Tổng quan về hồ sinh học
– Hồ sinh học (Waste Stabilization Ponds) là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ ổn định nước thải.
– Hồ sinh học trong xử lý nước thải dùng để xử lý những nguồn thải thứ cấp với cơ chế phân hủy các chất hữu cơ một cách tự nhiên.
– Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh giữa nấm và tảo, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh. Các hồ sinh học có thể là hồ đơn hoặc thường kết hợp nhiều công trình xử lý nước thải khác.
– Ngoài việc xử lý nước thải còn có nhiệm vụ:
- Nuôi trồng thuỷ sản.
- Nguồn nước để tưới cho cây trồng.
- Điều hoà dòng chảy.
Nguyên tắc hoạt động của hồ sinh học
- Hệ sinh vật trong hồ
Bao gồm vi sinh vật, nguyên sinh động vật, tảo, rêu, bèo… Các vi sinh vật trong hồ là các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí hay tuỳ nghi như interobacterium, streptococus, clostridium, achromobacter, cytophaga, bacillus, lactobacillus,…
- Nguyên tắc hoạt động
Vi sinh vật sử dụng oxy từ rêu tảo trong hóa trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ và rong tảo trong hồ lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ của vi sinh vật. Nhờ đó, vi sinh vật và tảo tạo ra một vòng chuyển hóa vật chất khép kín.
Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ pH và nhiệt độ tối ưu, nhiệt độ không được thấp hơn 6℃.
Phân loại các hồ sinh học
Dựa vào cơ chế hoạt động của vi sinh vật, người ta phân thành 3 loại hồ sinh học: hồ hiếu khí, hồ kỵ khí và hồ tùy nghi (hỗn hợp hiếu khí – kỵ khí).
- Hồ hiếu khí
– Phân làm 2 nhóm, hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo:
+Hồ làm thoáng tự nhiên: Oxy được cung cấp cho quá trình oxy hóa, chủ yếu là do sự khuếch tán không khí qua mặt nước và quá trình quang hợp của thực vật. Để đảm bảo cho ánh sáng có thể xuyên qua, thì chiều sâu của hồ phải nhỏ, tốt nhất là từ 0,3 – 0,5 m. Sức chứa tiêu chuẩn lấy theo chỉ tiêu BOD vào khoảng 250 – 300 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước trong hồ khoảng 3 – 12 ngày.
+Hồ làm thoáng nhân tạo: dùng các thiết bị để cung cấp oxy như bơm khí nén, máy khuấy cơ học, quạt gió…trên bề mặt hoặc dưới đáy hồ. Do được tiếp khí nhân tạo nên chiều sâu của hồ có thể từ 2 – 4,5 m, sức chứa tiêu chuẩn theo chỉ tiêu BOD khoảng 400 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước trong hồ chỉ cần từ 1 – 3 ngày.
– Cấu tạo: Các loại hồ sinh học hiếu khí có thể làm một hoặc nhiều bậc, chiều sâu của các bậc sau sâu hơn các bậc phía trước. Thiết bị đưa nước vào hồ phải có cấu tạo thích hợp để phân phối, điều hòa nước trên toàn bộ diện tích hồ.
- Hồ kỵ khí
– Hồ kỵ khí là hồ dùng để lắng và phân hủy cặn lắng bằng phương pháp tự nhiên. Được thực hiện bởi các vi sinh vật kỵ khí.
– Đặc điểm:
+ Chuyên xử lý những loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn, nước thải chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao.
+Trong hồ, các vi khuẩn kỵ khí phá vỡ các hợp chất hữu cơ trong dòng chảy, giải phóng khí CH4 và CO2.
+ Hồ kỵ khí làm giảm hàm lượng N, P, K và các vi sinh vật gây bệnh bằng cách tạo ra bùn và giải phóng NH3 vào không khí.
– Cấu tạo:
+Chiều sâu hồ từ 2,4-3,6 m.
+Hồ thường được thiết kế với 2 ngăn (dự phòng).
+Thời gian lưu nước về mùa hè nhỏ hơn 1,5 ngày còn về mùa đông nhỏ hơn 5 ngày.
- Hồ tùy tiện (hồ kỵ hiếu khí)
– Trong hồ sinh hoc, hồ tùy tiện được phân thành 2 loại hồ:
+Hồ tùy tiện sơ cấp: tiếp nhận nguồn thải nguyên chất chưa qua xử lý.
+Hồ tùy tiện thứ cấp: tiếp nhận nguồn thải đã qua xử lý (thường là dòng thải từ hồ kỵ khí)
– Trong hồ tùy tiện thường xảy ra 2 quá trình song song:
+Oxy hóa hiếu khí
+Phân hủy metan cặn lắng
– Cấu tạo:
+Hồ có cấu tạo 3 lớp: lớp hiếu khí, lớp trung gian và lớp kỵ khí.
+Chiều sâu hồ tùy tiện 0,9-1,5 m. Ở vùng có gió, diện tích hồ lớn còn ở vùng ít gió hồ được thiết kế có nhiều ngăn.
Ưu và nhược điểm của hồ sinh học
- Ưu điểm:
– Chi phí vận hành thấp.
– Bảo trì, vận hành đơn giản, không yêu cầu người quản lý thường xuyên.
– Ít tiêu hao năng lượng.
– An toàn và thân thiện với môi trường.
– Có thể kết hợp, nuôi cá, trồng tảo mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nhược điểm:
– Diện tích đòi hỏi lớn vì có thể kết hợp nhiều hồ để xử lý.
– Chi phí xây dựng cao.
– Phát sinh mùi đối với khu vực xung quanh.
– Hiệu quả xử lý khó kiểm soát và phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết.
Dịch vụ xử lý nước thải bằng hồ sinh học – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là hồ sinh học trong xử lý nước thải? Bạn loay hoay vì chưa tìm thấy một nhà thầu uy tín? Đừng lo lắng, Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng và an tâm cho dự án của bạn.
Sự hiểu biết và tận tâm của đội ngũ là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi đảm bảo hiệu quả và an toàn cho từng dự án. Hòa Bình Xanh với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943.466.579 hoặc liên hệ qua website: hoabinhxanh.vn để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.