Những quy định vận hành hệ thống xử lý nước thải mới nhất hiện nay

NHỮNG QUY ĐỊNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỚI NHẤT HIỆN NAY

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là công việc điều khiển sao cho hệ thống làm việc đúng kế hoạch, quy trình định sẵn nhờ vào việc duy trì kiểm soát, điều khiển. Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải này đảm bảo hiệu quả cho quá trình xử lý nước thải.

Nước sau khi được xử lý sẽ có được chất lượng theo đúng tiêu chuẩn để thải ra môi trường. Vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng sẽ giúp nguồn nước thải ra an toàn cho người và các loài sinh vật. Duy trì chất lượng nước thải đầu ra ổn định là góp phần vào việc cải tạo môi trường sống. Hãy cùng Hòa Bình Xanh thảo luận chi tiết thêm nhé!

1. Các điều kiện quy định trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

 

Các điều kiện quy định trong vận hành hệ thống xử lý nước thải
Các điều kiện quy định trong vận hành hệ thống xử lý nước thải

Muốn có một hệ thống xử lý nước thải ổn định, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra và đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:

  • Phải đảm bảo nguồn điện cung cấp cho hệ thống là điện 3 pha; các công tắc điện điều phải hoạt động tốt.
  • Nguồn nước thải không chứa các chất khử trùng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.
  • Các nhân viên vận hành phải đảm bảo các yếu tố: hiểu rõ về tính chất của nước thải, quy trình xử lý, cấu tạo của các bể cũng không đặc tính, chế độ hoạt động của các thiết bị xử lý, vị trí của các thiết bị xử lý,..
  • Ghi chép đầy đủ, theo dõi các thông tin về lượng hóa chất sử dụng hàng ngày, các sự cố xảy ra, tiến trình hoạt động của giai đoạn,…

2. Điều kiện vận hành hệ thống xử lý nước thải

  • Trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, cần phải kiểm tra đầy đủ các điều kiện để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
  • Cần kiểm tra từng bộ phận của hệ thống xử lý nước thải như máy thổi khí, máy bơm,…Các bộ phận này phải hoạt động bình thường, không hư hỏng thì quy trình mới có thể trơn tru.
  • Cần phải đảm bảo nguồn điện cung cấp không có vấn đề. Đường điện hở, cháy hay trục trặc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt đọng của toàn hệ thống. Đặc biệt là các điểm hở  dây điện còn có thể gây nguy hiểm cho những người tiếp xúc phải.
  • Kiểm tra hệ thống đường ống bơm để đảm bảo nước được di chuyển theo đúng trình tự vào các bể. Đồng thời, kiểm tra các hóa chất, lượng vi sinh để nước được xử lý theo đúng nồng độ, đạt tiêu chuẩn.

3. Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải 

3.1 Giai đoạn 1 – trung hòa và điều lượng nước thải

Vì nước thải ra môi trường có độ pH không phù hợp nên phải trung hòa bằng cách:

 

Trung hòa lượng nước thải
Trung hòa lượng nước thải

Đây là quá trình quan trọng để giảm kiểm soát các đặc tính của nước thải giúp cho các bước xử lý tiếp được hiệu quả hơn.

3.2 Giai đoạn 2 – tạo keo tụ

Nước thải chứa hạt keo mang điện tích cùng dấu do khả năng hấp thụ các ion có sẵn từ môi trường xung quanh. Khi đó, chúng sẽ được bảo vệ bởi 1 lớp vỏ ion nên sẽ không bị lắng xuống. Lớp vỏ bảo vệ có thể mang điện tích dương hoặc âm. Muốn phá vỡ liên kết của lớp vỏ này, cần thêm vào 1 số chất keo tụ mang ion trái dấu. Khi các hạt keo mất đi lớp màng bảo vệ sẽ dễ dàng tách ra khỏi nguồn nước.

3.3 Giai đoạn 3 – tạo bông và kết tủa

Quá trình tạo bông sẽ giúp cho chất rắn lửng lơ và keo tụ thành kích thước lớn. Từ đó có thể loại bỏ bằng cách lọc hoặc lắng cặn. Phương pháp thực hiện là dùng các chất hữu cơ cao chứa phân tử như Polyamide sẽ đem lại hiệu quả hơn.

Kết tủa sẽ giúp loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước thải, chúng ta thực hiện bằng cách cho thêm bazơ vào bể chứa nước thải làm cho độ pH đạt ngưỡng nhất định. Khi đó, các kim loại nặng sẽ nhanh chóng kết tủa và tách ra khỏi nguồn nước.

3.4 Giai đoạn 4 – lắng

Đây là quá trình có các phương pháp áp dụng khác nhau theo tỉ trọng của nước, loại bỏ các chất rắn lơ lững và kim loại trong nước thải. Chúng ta có thể thực hiện trong bể hình tròn hoặc bể chữ nhật, mỗi bể sẽ có công nghệ riêng nhưng kết quả đều cho như nhau.

3.5 Giai đoạn 5 – xử lý sinh học kỵ khí

Xử lý sinh học kỵ khí là dẫn nước thải vào bể xử lý theo hướng từ dưới lên để nước đi qua lớp bùn kỵ khí có mật độ vi sinh vật kỵ khí cao nhằm phân hủy chất hữu cơ. Từ đó, hoàn thành quá trình phân chia nước thải dưới dạng là rắn – lỏng – khí.

Cùng lúc đó bùn sẽ lắng xuống đáy còn khí sẽ bay lên và được thu hồi. Sử dụng bể UASB để xử lý dòng chảy ngược qua các tầng bùn kỵ khí.

3.6 Giai đoạn 6 – xử lý sinh học hiếu khí

Giai đoạn này là dùng các vi sinh vật hiếu khí kết hợp với oxy hóa để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.

3.7 Giai đoạn 7 – lọc

Là bước đã làm sạch nước sau khi đã xử lý theo cơ chế:

  • Lọc qua khe theo 2 cơ chế: cơ học và tiếp xúc.
  • Nước được lắng sau đó tách lọc bùn rồi nén bùn và thải bùn đi. Bùn tại quá trình này thường được đưa về bể kỵ khí để cung cấp các vi sinh vật cho quá trình xử lý.

3.8 Giai đoạn cuối cùng – thải ra nguồn tiếp nhận

Nước đạt tiêu chuẩn sẽ được thải ra môi trường theo đúng đại điểm quy định. Giai đoạn này cần phải kiểm tra nồng độ chất độc, dòng nước có chảy đúng quy định hay chưa. Nếu không đảm bảo các quy định này, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu các trách nhiệm trước pháp luật.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải ? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

Hoa Binh Xanh 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *