Xử lý nước thải chế biến bột mì

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT MÌ

Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trong củ mì tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải của nhà máy sản xuất bột mì.

Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất bột mì có các thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD),… với nồng độ rất cao. Chính vì vậy nước thải chế biến bột mì cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

1. Một số quy trình sản xuất bột mì

 

Quy trình chế biến bột mì - CTY Hoàng Minh
Quy trình chế biến bột mì – CTY Hoàng Minh
Quy trình chế biến bột mì thủ công
Quy trình chế biến bột mì thủ công

2. Nguồn gốc, tính chất nước thải chế biến bột mì

Nước thải chế biến bột mì gồm hai loại:

Nước rửa củ:

  • Là nước thải từ công đoạn rửa, loại bỏ phần rễ, lớp vỏ gỗ và đất cát bám trước khi đưa vào nghiền. Theo ước tính, lượng nước thải rửa củ chiếm đến 42% tổng lượng nước thải của nhà máy. Nước này chỉ ô nhiễm bởi cát đất tách ra từ củ. It ô nhiễm các chất hữu cơ hòa tan. Do đó, nên tách riêng nhằm giảm lượng nước thải. Và sau khi xử lý đơn giản có thể tận dụng cho khâu rửa củ.

Nước thải chế biến:

  • Chứa hàm lượng cặn lơ lửng và CHC rất cao thải từ công đoạn nghiền, tách bã và lọc tinh. Thành phần nước thải chế biến gồm: tinh bột, đường, protein, cellulose, các khoáng chất và độc tố CN-.

 

Thành phần nước thải chế biến bột mì
Thành phần nước thải chế biến bột mì

.[Nguồn: Khoa Môi trường – Trường đại học Bách Khoa TPHCM]

Nhận xét: 

Nước thải chế biến bột mì có hàm lượng COD, BOD cao. Vì vậy cần xử lý bằng phương pháp kỵ khí trước để giảm hàm lượng chất hữu cơ trước khi vào công trình hiếu khí. Ngoài ra, trong NT còn có CN- là nguyên nhân chính gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở các công trình sinh học. Do vậy cần thiết phải khử CN-. Theo kết quả thực nghiệm, CN- được xử lý hiệu quả bằng phương pháp lên men acid dưới tác dụng của vi sinh vật trong bùn tự hoại.

3. Đề xuất quy trình xử lý nước thải chế biến bột mì

 

Quy trình xử lý nước thải chế biến bột mì
Quy trình xử lý nước thải chế biến bột mì

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến bột mì:

Nước thải chế biến bột mì, nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh được tập trung về hố thu qua song chắn rác và bơm đến bể điều hòa/lắng cặn. Bể axit có thời gian lưu nước 2 ngày, làm nhiệm vụ chuyển hoá các hợp chất phức tạp khó phân hủy thành axit và các hợp chất hữu cơ đơn giản.

Sau giai đoạn axit hoá, nước thải có pH thấp nên được trung hoà bằng vôi ở bể trung hoà, nâng pH lên 6,5–7,5.

Nước sau trung hoà được bơm vào bể UASB. Tại đây, vi sinh kị khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa thành CH4, CO2, H2S. Hiệu quả khử COD của bể UASB là 60-95%.

Sau đó, nước thải được xử lý tiếp bằng quá trình bùn họat tính và đưa qua bể lắng 2. Một phần bùn được tuần hoàn về aerotank. Phần dư được đưa qua bể nén bùn để xử lý. Nước sau lắng tiếp tục được xử lý bằng hồ sinh học hiếu khí (lưu nước 10 ngày). Sau khi qua hồ sinh học, nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải. Nước có thể được tận dụng cho tưới tiêu nông nghiệp. Bùn từ bể lắng sơ bộ, bể kị khí UASB và bể lắng 2 được bơm vào bể nén bùn sau đó đưa ra sân phơi bùn.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải ? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

Hoa Binh Xanh 4

>>> Xem thêm:

  1. Xử lý nước thải xi mạ
  2. Xử lý nước thải bệnh viện
  3. Xử lý nước thải chế biến cà phê
  4. Xử lý nước thải ngành thuộc da
  5. Xử lý nước thải ngành sản xuất thuốc BVTV
  6. Xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *