CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ
Tổng quan về nước thải khu dân cư
Kinh tế Việt Nam đang chuyển mình để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm trở lại đây, quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Như một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã gặp nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, phát sinh từ các hoạt động công, nông nghiệp và giao thông.
Thêm vào đó dân số tăng nhanh góp phần hình thành ngày càng nhiều các khu dân cư, khu đô thị mới – một lượng lớn nước thải, chất thải sinh hoạt tiếp tục thải vào môi trường. Nhưng việc quản lí và xử lí nước thải chưa được triệt để nên dẫn đến các nguồn nước mặt lẫn nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm trầm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Nguồn gốc phát sinh nước thải khu dân cư
Nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt của cộng đồng như: tắm, giặt, tẩy rửa, giặc quần áo, nước vệ sinh, nước từ quá trình lau nhà cửa, nước thải nhà vệ sinh,…chúng thường được thải ra từ các trường học, căn hộ, cơ quan,… lượng nước thải phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống cấp nước.
Đặc trưng tính chất và thành phần của nước thải khu dân cư
Có hàm lượng chất hữu cơ lớn ( từ 50 – 55% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho quá trình vận chuyển hóa chất bẩn trong nước.
Nhận xét : do nước thải khu dân cư có chứa một hàm lượng chất hữu cơ cao và hàm lượng chất dinh dưỡng Nitơ, phospho nên phù hợp với các phương pháp xử lí sinh học. Bên cạnh đó nước thải khu dân cư con chứa hàm lượng dầu mỡ và các tạp chất lớn như bao bì, nilon, rác,…nên kết hợp các phương pháp cơ học và hóa lí để xử lí triệt để.
Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lí nước thải khu dân cư
Nước thải từ khu dân cư được thu gom dẫn qua mương có đặt song chắn rác để loại bỏ các thành phần chất rắn có kích thước lớn để đảm bảo tăng tuổi thọ hệ thống máy móc thiết bị và không ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc hoạt động ở các công trình đơn vị phía sau. Sau đó nước thải được bơm qua bể tách dầu mỡ, dầu mỡ được tách ra khỏi bể nhờ thanh gạt mỡ được cho chạy tự động định kỳ.
Nước thải từ bể tách dầu mỡ được đưa qua bể thu gom rồi sau đó nước thải chảy tràn theo đường ống qua bể điều hòa của hệ thống xử lí nước thải khu dân cư. Tại bể điều hòa được cấp khí nhằm xáo trộn đều nồng độ và lưu lượng, đồng thời trong quá trình xáo trộn hàm lượng chỉ tiêu ô nhiễm được khử và oxy hóa các tạp chất ban đầu làm giảm lượng COD từ 20 – 30%.
Sau khi qua bể điều hòa nước thải tự chảy sang bể Anoxic nước thải trải qua quá trình thiếu khí thực hiện quá trình khử nitrat loại bỏ Nitơ.
Tiếp theo đó nước thải tiếp tục chảy qua bể Aerotank xử lí sinh học hiếu khí. Đối với bể Aerotank hiếu khí bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính.
Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy bể lắng sinh học, bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn.
Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục. Nước thải cuối bể Aerotank của hệ thống xử lí nước thải một phần được tuần hoàn lại bể Anoxic, một phần tiếp tục chảy tràn qua bể lắng. Tại bể lắng phần bùn lắng xuống đáy bể và được bơm chìm bơm hoàn lưu về bể sinh học, phần nước sạch chảy qua bể khử trùng , tại bể khử trùng được châm NaOCl diệt những vi khuẩn còn sót lại .
Cuối cùng nước được bơm lên bồn lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lịa mà quá trình lắng chưa thực hiện được, đảm bảo độ trong cần thiết trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau xử lí đảm bảo quy chuẩn QCVN 40 :2011/BTNMT Cột A sẽ xả ra nguồn tiếp nhận. Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn vào hố thu.
Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ quá trình lược rác và tách dầu mỡ sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Sau đó bùn được đưa vào máy ép bùn nhằm giảm thể tích bùn, chuyển hóa bùn ướt thành bùn khô và được đi chôn lấp.
Ưu điểm của công trình xử lý nước thải khu dân cư
- Xử lí triệt để Nitơ, Phospho.
- Dễ vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lí nước thải.
- Chất lượng nước đầu ra đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn dịch vụ xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm dịch vụ xử lý nước thải tốt nhất? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.