Tìm hiểu bể Unitank và nguyên lý hoạt động của bể

TÌM HIỂU BỂ UNITANK VÀ NGUYÊN LÝ

HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ

Bể Unitank có cấu tạo đơn giản nhất là một khối hình chữ nhật được chia thành 3 ngăn, 3 ngăn này thông thủy nhau bằng cửa mở ở phần tường chung. Trong mỗi ngăn có 1 máy sục khí bề mặt và cánh khuấy. Hai ngăn ngoài có thêm hệ thống máng tràn nhằm thực hiện cả 2 chức năng: vừa là bể aeroatnk, vừa là bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn. Nước sau xử lý theo máng tràn ra ngoài; bùn sinh học dư cũng đưa ra khỏi hệ từ hai ngăn ngoài.

Nguyên lý hoạt động của bể Unitank

 

Nguyên lý hoạt động của bể Unitank
Nguyên lý hoạt động của bể Unitank

Giai đoạn chính thứ nhất của bể Unitank

  • Nước thải được đưa vào ngăn số 1 và được sục khí. Tại đây, nước thải được hòa trộn với bùn hoạt tính. Các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân hủy một phần, quá trình này được gọi là sự tích lũy. Sau đó, nước thải sẽ được tiếp tục chảy qua ngăn thứ 2. Ngăn này tiếp tục được sục khí.
  • Cuối cùng hỗn hợp bùn lỏng sẽ được đưa vào ngăn số 3 trong điều kiện tĩnh. Bùn sẽ được lắng xuống dưới đáy bể và nước trong sẽ được chảy ra ngoài máng tràn.

Giai đoạn trung gian thứ nhất của bể Unitank

Sau mỗi pha chính sẽ được tiếp nối bằng 1 pha trung gian. Chức năng của pha này là chuyển đổi ngăn sục khí thành ngăn lắng. Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào ngăn số 2 và được sục khí, cả ngăn 1 và 3 đang trong quá trình lắng. Trong giai đoạn này, pha chính tiếp theo (với hướng dòng chảy ngược) sẽ được chuẩn bị để đảm bảo cho quá trình phân tách bùn và nước trong tốt.

Giai đoạn chính thứ hai của bể Unitank

Lúc này nước thải sẽ được đưa vào từ ngăn 3 và được sục khí tại đây. Sau đó nước thải sẽ được đưa vào ngăn số 2 và ngăn tiếp tục được sục khí. Cuối cùng nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất trong điều kiện tĩnh. Ngăn này đong vai trò là ngăn lắng. lúc này bùn sẽ được lắng xuống đáy bể và nước trong sẽ chảy ra ngoài theo máng tràn.

Giai đoạn trung gian thứ hai của bể Unitank

  • Ở giai đoạn này, nước thải sẽ được đưa vào ngăn lắng thứ 2 và sục khí. Ngăn lắng số 1 và 3 đóng vai trò là ngăn lắng nhưng lúc này ngăn thứ nhất sẽ ở cuối quá trình lắng. Giai đoạn này chuẩn bị cho hệ thống bước vào giai đoạn chính thứ nhất và bắt đầu cho chu trình mới.
  •  Hoạt động của bể Unitank gồm có 2 giai đoạn chính và 2 giai đoạn trung gian.

Các ưu, nhược điểm của bể Unitank

Ưu điểm của bể Unitank

  • Do quá trình xử lý và lắng trong cùng 1 bể nên tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm được diện tích.
  • Không cần hệ thống bơm bùn hồi lưu giúp tiết kiệm được điện năng, giảm được chi phí vận hành.
  • Quá trình lắng tại chỗ nên không cần hút bùn, có thể điều chỉnh sinh khối cho lần hoạt động sau.
  • Quá trình sục khí và lắng từng mẻ của Unitank có ưu điểm là dễ dàng điều chỉnh được quá trình xử lý và có khả năng khử được nito, photpho trong nước thải.

Nhược điểm của bể Unitank

  • Nếu dùng máng thu nước tại ngăn 1 và 3, trong quá trình sục khí thì hỗn hợp bùn và nước thải sẽ chảy tràn vào máng thu nên giai đoạn xả nước ban đầu sẽ mang theo một ít lượng cặn.
  • Việc thu gom bùn dư khó khăn do đáy bể bằng phẳng, nồng độ bùn loãng.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn dịch vụ xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm dịch vụ xử lý nước thải tốt nhất? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu lập giấy phép môi trường hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.

LIEN HE 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *