Bể metan và 1 số cách vận hành bể metan

BỂ METAN VÀ MỘT SỐ CÁCH VẬN HÀNH BỂ

Tổng quan về bể metan trong hệ thống xử lý nước thải

 

Bể metan trong hệ thống xử lý nước thải
Bể metan trong hệ thống xử lý nước thải

Bể metan là quá trình phát triển của các công trình xử lý cặn, đó là các công trình thường có mặt bằng hình tròn hay hình chữ nhật, đáy hình tròn hay hình chóp đa giác có nấp đậy kín. Ở trên cùng của nắp đậy làm chóp mũ để thu hơi khí.

Cặn ở trong bể metan được khuấy trộn đều và sấy nóng nhờ các thiết bị đặc biệt.

Căn cứ vào nhiệt độ của các quá trình lên men mà người ta phân biệt: quá trình lên men ấm và lên men nóng.

Trên các công trình xử lý hiện nay người ta thường cho lên men hỗn hợp các cặn tươi và bùn hoạt tính dư. Sự khoáng hóa trong quá trình lên men có quan hệ mật thiết với các quá trình tách các sản phẩm phân hủy thành hơi khí và nước bùn.

Vật liệu: Được xây dựng bằng bê tống cốt thép hình trụ, đáy và nấp hình nón. Bể được sử dụng để phân hủy cặn lắng từ bể lắng I và láng II cũng như bùn hoạt tính dư của trạm xử lý nước thải. Ngoài ra còn được dùng để phân rác nghiền, phế thải rắn hữu cơ.

Cấu tạo của bể metan

  • Thường được làm bằng bê tông cốt thép, dạng hình thoi.
  • Có lớp bảo ôn, chịu lực trong đất.
  • Hệ thống nạp và lấy:

Trên thực tế các bể metan lớn phải đảm bảo cấu tạo để khi vận hành dễ dàng thuận tiên cho chế độ nạp liên tục và lấy ra liên tục, tạo ra được nhiệt độ ổn định trong bể cũng như loại bỏ mất nhiệt, đảm bảo hoạt động liên tục có thể nạp nguyên liệu bằng thủy phân phối hoặc bơm, bể được thiết kế dạng hình thoi, cặn đưa vào từ trên xuống và láy ra ở dưới đáy bể.

  • Hệ thống đun nóng bùn cặn:

Trong bể metan, nhiệt lượng được dung dịch đun nóng bùn cặn đến nhiệt độ làm việc của bể phải làm sau cho bù được lượng nhiệt bị tổn thất, việc đun nóng bùn cặn được sử dụng bằng hơi ở áp lực thấp có nhiệt độ từ 110-112 độ và được đưa vào ống cấp bùn cặn hoặc đưa trực tiếp vào bể qua hệ thống ezetco, nguyên lý làm việc trộn bằng bơm đảm bảo cho 3 lần bùn được nạp vào liên tục trong vòng  20 tiếng.

  • Hệ thống trộn bùn cặn lên men:

Trộn bùn cặn lên men đảm bảo độc nhất cho mọi điểm của bể, khi nạp bùn cặn lạnh được nạp phía trên của bể theo quy luật lên trên bể đồng thời bong bóng khí sinh ra đi lên trên. Nếu bể metan trang bị ezecto thì bùn cặn sẽ chuyển động theo chiều ngang, tuy nhiên quá trình đó không đảm bảo hiệu quả cho bể.

Trên thực tế hệ thống bùn cặn đặc biệt được sử dụng cho bể metan hiệu quả là bơm tuần hoàn, cánh khuấy, bình gass.

  • Hệ thống lấy khí và vận chuyển khí:

Để lấy khí, bên trên có hệ thống ống dẫn, dẫn khí đi có hệ thống ống gang thép, trong quá trình lên men khí thải ra không đều luôn luôn phải duy trì áp lực thường xuyên trong ống cần có hệ thống thu khí đặc biệt.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể mêtan
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể metan

Vận hành bể metan

  • Sau khi thử và nghiệm thu các hệ thống bể, thiết bị, đường ống phải tiến hành khởi động chế độ làm việc của bể.
  • Kiểm tra bằng nước sạch hoặc nước thải sau khi xử lý các chế độ nạp liệu.
  • Cho chạy thử hệ thống các cánh trộn, hệ thống bơm hệ thống ezecto, đồng thời kiểm soát các công tác thiết bị đo tự động, van khóa.
  • Tháo hết nước và kiểm tra lại bằng mắt các kết cấu trước khi đưa vào bể hoạt động.
  • Mục đích và nội dung công tác trước khi cho chạy khởi động.
  • Khi khởi động bể metan theo phương pháp nước thì bể metan phải được bơm nước thải đến mức thiết kế ezecto hơi đặc biệt và cách khuấy cũng như thiết bị trộn thủy lực nước thải nâng lên 32-330C khi đó các điều kiện tạo ra rất phát triển cho vi sinh vật nhiệt. Qúa trình lên men axit là quá trình đầu tiên.
  • Sau đó bể metan được đưa cặn tươi, bùn hoạt tính dư, cặn được trộn đều hết trong bể và các vi sinh vật lên men chế độ ấm dần thích ứng bắt đầu tăng trưởng.
  • Khởi động theo phương pháp nước không được xảy ra hiện tượng tạo bọt và không được hình thành màng bám.
  • Trong quá trình vi sinh vật ổn định thì nạp nguyên liệu không nên tạo bọt, ngăn không cho vi sinh vật lên men kiềm.
  • Bể metan lúc này làm việc trong thể tích kín hoàn toàn, sau đó có thể nạp thêm cặn tươi tách từ 2-5% thể tích cặn trong ngày, 6-8% thể tích cặn trong vòng 10 ngày sau tăng dần tải trọng.
  • Tổng thời gian khởi động bể theo chế độ trên từ 40-60 ngày.
  • Nhược điểm của phương pháp này là dễ xuất hiện bọt.

Các sự cố có thể xảy ra ở bể metan

  • Hiện tượng lắng cát ở đáy bể.
  • Tạo bọt và màng ở trên lớp nước mặt.
  • Khí gas sinh ra có thể bị gò rỉ qua hệ thống ống dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành bể và môi trường.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn dịch vụ xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm dịch vụ xử lý nước thải tốt nhất? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579.

Hoa Binh Xanh 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *