CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT CÁ
Nước thải chế biến bột cá phát sinh từ đâu, có những thành phần tính chất gì và được xử lý như thế nào? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao cần phải xử lý nước thải chế biến bột cá?
Trong những năm gần đây ngành thủy hải sản ở nước ta phát triển khá mạnh, trong đó không thể không nói đến ngành sản xuất bột cá. Bên cạnh là mang lại lợi ích kinh tế cao thì vấn đề nước thải chế biến bột cá cũng là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng , là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lí môi trường.
2. Nguồn phát sinh nước thải chế biến bột cá
Nước thải chế biến bột cá phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nước rửa nguyên liệu.
- Nước ép tách cá sau khi hấp.
- Nước rửa thiết bị dụng cụ.
- Nước do dịch cá tiết ra.
- Nước khử mùi.
- Nước rửa sàn khu vực chứa nguyên liệu.
3. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải chế biến bột cá
Đặc tính chung của nước thải chế biến bột cá có sự ô nhiễm hữu cơ cao với các chỉ tiêu đặc trưng cho sự ô nhiễm hữu cơ như BOD, COD khá cao. Hàm lượng BOD, COD vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
4. Đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá
Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá:
Nước thải ra từ các nguồn được thu gom đưa qua mương dẫn có đặt song chắn rác nhằm để tách bỏ các chất hữu cơ hoặc những chất có kích thước lớn, nhằm tránh gây tắc nghẽn các công trình phía sau ( ở đây rác được thu gom và đem đi xử lý).
Tiếp theo đó nước được đưa qua bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào giờ cao điểm, do đó giúp cho hệ thống làm việc ổn và giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp theo. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải không cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD.
Tiếp theo đó nước thải được tiếp tục được bơm qua cụm bể hóa lý cùng với hóa chất và được khuấy trộn bằng motor để thực hiện phản ứng keo tụ tạo bông. Sau quá trình phản ứng xảy ra , các bông cặn được hình thành và kết dính lại với nhau tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và được giữ ổn định nhờ năng lượng khuấy trộn.
Kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí – lắng có dòng tuần hoàn. Sau khi đi qua cụm bể hóa lý nước thải được bơm vào bể UASB. Bùn hoạt tính kỵ khí phân hủy và chuyền hóa các chất hữu cơ trong nước thải thành CH4, CO2, nước và đồng phospho vào sinh khối của vi sinh vật chuyển hóa chúng tạo ra tiền phosphat. Phần bùn lắng xuống đáy bể và được lấy ra định kỳ. Nước sau khi xử lý theo hệ thống máng răng cưa thu nước chảy qua bể sinh học thiếu khí.
Bể thiếu khí là nơi tiếp nhận song song nước thải từ bể UASB và dòng bùn sinh học hiếu khí tuần hoàn gọi là hỗn hợp bùn nước thải. Với môi vi sinh hiếu khí trong tình trạng thiếu khí quá trình sinh học diễn ra nhờ các vi sinh vật sử dụng Nitrate, Nitrite làm chất oxy hóa để sản xuất năng lượng.
Trong bể Anoxic, quá trình khử Nitrate sẽ diễn ra. Tại đây các máy khuấy sẽ khuấy trộn dòng nước tuần hoàn từ bể Aerotank tạo điều kiện tiếp xúc giữa bùn hoạt tính và nước thải trong môi trường thiếu khí để xử lý Nito.
Sau đó hỗn hợp bùn nước thải từ bể thiếu khí tiếp tục qua bể Aerotank để khử các hợp chất hữu cơ COD, BOD5. Bể Aerotank là nơi diễn ra các quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và quá trình Nitrate hóa trong điều kiện cấp khí nhân tạo bằng máy thổi khí.
Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chát hữu cơ hòa tan thành nước và CO2, amonia thành nitrite NO2– và nitrate NO3–, xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật.
Sau khi lưu nước đủ thời gian nước được đưa đến bể lắng sinh học. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn ( vi sinh vật). Phần bùn sau khi lắng được tập trung vào ngăn chứa bùn, được bơm hút bùn. Một phần bùn được bơm tuần hoàn trở về để tiếp tục quy trình xử lý. Phần nước trong sau khi qua bể lắng theo máng tràn tự chảy vào bể khử trùng.
Để khử được cặn lơ lửng không lắng được ở bể ly tâm, nước thải được bơm lên bể lọc áp lực để loại trừ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ trong nước và được xả trực tiếp ra kênh mương thủy lợi. Sau một thời gian vận hành, thiết bị lọc áp lực thường bị tắt nghẽn do hàm lượng cặn bị giữ lại trong lớp vật liệu lọc. Do vậy, để duy trì được hiệu quả lọc, ta cần tiến hành rửa lọc bằng nước sạch. Nước sau khi rửa sẽ được dẫn về hố thu.
Cuối cùng nước thải được tiếp tục đưa tới bể khử trùng. Tại bể khử trùng , nước thải được khử trùng bằng NaOCl là chất khử trùng được sử dụng phổ biến do hiệu quả diệt khuẩn cao và giá rẻ. Quá trình khử trùng xảy ra hai giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua cỏ tế bào vi sinh vật, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước sau khi qua bồn lực áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận theo QCVN 40:2011/BTNMT cột A .
Công nghệ xử lí nước thải trên có các ưu điểm:
- Hiệu xuất xử lí các chỉ tiêu BOD, COD, Nito cao.
- Dễ vận hành.
- Đảm bảo được chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định.
- Chi phí vận hành thấp.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải ? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579