Nước thải chế biến bột cá

Công ty TNHH môi trường Hòa Bình Xanh chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến bột cá với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

SĐT: 0906 840 903 – Mr. Thành

Email: hoabinhxanhco@gmail.com

Giới thiệu

Ngành thủy sản của nước ta đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, theo đó đã phát sinh một lượng lớn nước thải chế biến bột cá với mức ô nhiễm cao. Chính vì vậy, các Công ty cần phải có hệ thống xử lý nước thải chế biến bột cá để bảo vệ môi trường.

Nước thải chế biến bột cá
Nước thải chế biến bột cá

Quy trình sản xuất bột cá

 

Quy trình chế biến bột cá
Quy trình chế biến bột cá

Đặc trưng nước thải chế biến bột cá

Nước thải chế biến bột cá có nồng độ ô nhiễm khá cao. Phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị…Các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học. Khi xả vào nguồn tiếp nhận sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá, giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Lượng SS cũng khá lớn do nhiều mảnh vụn của nguyên liệu còn bám lại trên máy nghiền.Tuy nhiên, lượng SS trong nước thải chế biến bột cá rất dễ lắng.

Bảng thông số nước thải chế biến bột cá

Bảng thông số nước thải chế biến bột cá

Theo kết quả phân tích nước thải qua thực tế khảo sát ở một số công ty chế biến bột cá thì hàm lượng chất rắn cao, nhiều muối có khả năng ăn mòn, nhiều Nito và Photpho, dầu mỡ cá, ngoài ra nước thải có mùi rất khó chịu. Trong nước thải chế biến bột cá có nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau. Hàm lượng nhiều các vi sinh vật gây bệnh, nước thải chế biến bột cá của các công ty sinh ra BOD, COD vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Sơ đồ hệ thống xử nước thải chế biến bột cá

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chế biến bột cá
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chế biến bột cá

Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chế biến bột cá:

Xử lý sơ cấp

Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn qua song chắn rác. Để chắn rác có kích thước lớn tránh tắc nghẽn bơm trong quá trình vận hành. Sau đó ,được dẫn qua bể điều hòa. Tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Khí sẽ được xáo trộn với nồng độ thích hợp. Nhằm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể. Ngoài ra, bể còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nhiệt độ.

Nước thải sẽ tự chảy qua bể lắng 1 (lắng sơ cấp). Để loại bỏ những cặn lắng có kích thước lớn hơn 0.2mm tránh ảnh hưởng hệ thống bơm và các công trình xử lý đơn vị phía sau. Cặn lắng được đưa về bể chứa bùn và sẽ được xử lý chung với bùn của bể lắng 2 (bể lắng sinh học). Nước tiếp tục tự chảy qua bể trung gian để điều hòa lại lưu lượng một lần nữa chuẩn bị đi qua các công trình sinh phía sau.

 Xử lý sinh học

Ở bể kị khí UASB, dưới sự hoạt động của vi sinh vật kị khí. Các hợp chất hữu cơ phức tạp sẽ được phân hủy và chuyển hóa thành các dạng hợp chất hữu cơ đơn giản hơn như: CO2, CH4, H2S, NH3…, theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới.

Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể Anoxic và Aerotank. Bể Anoxic kết hợp với Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, Khử NH4+ và khử NO3 thành N2, khử Photpho. Với việc lựa chọn kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD. Do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-. Tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4. Nước sau cụm bể Anoxic và Aerotank tự chảy vào bể lắng 2. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng.

Một phần bùn được tuần hoàn lại bể Aerotank, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Nước tiếp tục chảy qua bể khử trùng rồi được bơm lên bồn lọc áp lực. Trong bồn lọc áp lực gồm các loại vật liệu như: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính. Để loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học được. Nước thải sau xử lý đạt yêu cầu có thể xả ra nguồn tiếp nhận theo QCVN 11:2008/BTNMT.

Xử lý bùn

Bùn ở bể lắng 1 và 2 được tập trung lại ở bể chứa bùn. Sau đó được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá, vui lòng liên hệ công ty chúng tôi.

HOABINHXANH – Vì môi trường phát triển bền vững

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *