PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẾN XE VỚI HÀM LƯỢNG AMONI CAO
1. Đặc trưng của nước thải bến xe
1.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải bến xe
Nguồn xả thải chính tại bến xe là từ 03 nguồn thải chính sau: khu vực vệ sinh xe, khu dịch vụ kinh doanh phục vụ ăn uống và khu dịch vụ vệ sinh công công cho hành khách.
1.2 Thành phần nước thải bến xe
Thành phần trong nước thải bến xe chủ yếu nhiễm các hợp chất hữu cơ thực phẩm, dầu mỡ thải từ các loại xe, amoni từ các nhà vệ sinh và các thành phần vi sinh khác.
2. Công nghệ xử lý nước thải bến xe với hàm lượng anmoi cao
2.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải bến xe
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải bến xe:
Nước thải bến xe chủ yếu phát sinh từ các khu nhà ăn, dịch vụ và các nhà vệ sinh công cộng. Nước thải tù các nhà vệ sinh công cộng được đưa qua hầm tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi đưa về hệ thống thu gom tập trung để xử lý. Nước thải sinh hoạt từ các khu vực khác được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô có trong nước thải rồi đưa vào bể vớt dầu để vớt lớp cặn dầu trên bề mặt nước thải tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm nước.
Sau khi được xử lý sơ bộ, nước theo hệ thống mương dẫn về hố thu gom tập trung để đưa vào các công trình xử lý đơn vị phía sau. Sau khi qua hố thu gom, nước thải được đưa qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ, hệ thống sục khí được đặt trong bể đế tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí xảy ra trong bề.
Kế tiếp sau khi qua bể điều hòa, nước thải sinh hoạt được dẫn qua bể lắng để loại bỏ cặn lơ lửng có trong nước thải nhằm tăng hiệu quả xử lý cho bể xử lý sinh học phía sau.
Tiếp theo đó, nước thải được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời, quá trình cấp khí đảm bảo cho các giá thể trong bể luôn trong trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục, giúp các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu giá thể.
Sau một thời gian, sinh khối phát triển dày lên, các vi sinh vật không tiếp xúc được với chất hữu cơ sẽ chết và trôi theo dòng nước ra khỏi bể. Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình nitrat hóa và denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, phospho trong nước thải.
Cuối cùng, nước thải bến xe sau khi ra khỏi bể xử lý sinh học dính bám MBBR thì được dẫn qua bể lắng để lắng bùn sinh học được sinh ra. Bùn sau lắng được đưa qua bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Phần nước trong sau lắng được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn nguy hại còn xót lại trong nước thải, sau đó được dẫn qua thiết bị lọc áp lực để loại bỏ cặn, mùi và màu trong nước thải. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 14:2015/BTNMT.
2.2 Quá trình xử lý amoni trong nước thải bến xe
Với những ưu điểm vượt trội, quá trình anammox là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đã đạt được những kết quả rất cao trong xử lý nước thải có hàm lượng amoni cao bằng biện pháp sinh học.Với nhiều phương pháp xử lý amoni khác nhau, nhưng đối với công nghệ anammox thì quá trình xử lý đơn giản hơn, ít tiêu tốn năng lượng và rút ngắn thời gian xử lý. Đây là một chu trình sinh học của nitơ với quá trình nitrate hóa, khử nitrate để cố định nitơ hoặc nitrate hóa với phản ứng anammox.
Quá trình anamox xảy ra trong môi trường yếm khí. Amoni được oxy hóa trực tiếp thành N2.
NH3 + 1,32 NO2– + H+ → 1,02 N2 + 0,26 NO3– + 2 H2O
Anammox là công nghệ mới trong những năm gần đây, phương pháp xử lý amoni này đòi hỏi nhu cầu về oxi ít hơn và không cần nguồn carbon hữu cơ bên ngoài. Do đó phương pháp này tối ưu hơn về kinh tế và hiệu quả cho xử lý amoni trong nước thải có hàm lượng carbon hữu cơ thấp.
Trước khi được oxy hóa hoàn toàn thành N2, quá trình anammox có thêm một bước nitrat hóa bán toàn phần để chuyển một nửa amoni thành nitrit và bước này cần bổ sung carbon vô cơ.
NH4+ + 1,5 O2 + 2 HCO3– → NO2– + 2 CO2 + 3H2O
Loại bỏ amoni bằng màng thẩm thấu ngược RO
RO là phương pháp lọc tốt nhất trong các phương pháp lọc màng. Đây là quá trình lọc chỉ cho nước đi qua, màng sẽ giữ lại tất cả chất hòa tan, chất rắn lơ lửng, amoni. Màng lọc có kích thước lỗ < 0,0005 μm.
Nâng cao pH trong nước
Điều chỉnh độ pH lên cao để tạo điều kiện cho NH4+ chuyển sang dạng NH3, dễ dàng bay hơi, kết hợp sục khí và nhiệt độ để thúc đẩy cho amoniac bay hơi.
Bên cạnh các phương pháp trên, amoniac có thể làm dinh dưỡng cho tảo và các thực vật trong nước. Người ta có thể nuôi tảo và các chủng loại khác để hấp thụ một phần amoniac, sau đó tảo và thực vật thủy sinh được dùng làm thức ăn cho cá, tôm.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất – tại Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn dịch vụ xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm dịch vụ xử lý nước thải tốt nhất? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu lập xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579