Top 1 công nghệ xử lý nước thải mía đường

TOP 1 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG

1. Tổng quan về nước thải mía đường

Mía là loại cây có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, khoáng, sắt nhiều nhất là đường. Mía còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như giấy, ván ép,… Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Diện tích trồng mía làm nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất đường mía rất rộng lớn.

Ngành công nghiệp mía đường là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong năm 1998, cả nước được 700.000 tấn đường, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì vấn đề môi trường cũng rất quan trọng. Trong nước thải mía đường có thành phần rắn và tồn tại ở dạng vô cơ. Các chất này có khả năng lắng, tích tụ thành một lớp dày ở tầng đáy làm chết các hệ vi sinh vật làm thức ăn cho cá. Ngoài ra lớp bùn lắng này còn giảm lượng oxy có trong nước. Tạo ra các loại khí như H2S, CO2, CH4,… Nên cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải mía đường.

2. Quy trình sản xuất đường thô

 

Quy trình sản xuất đường thô
Quy trình sản xuất đường thô

2. Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất mía đường

  • Nước thải từ công đoạn băm, ép cây mía: Nước thải này chủ yếu chứa nhiều chất rắn lơ lửng, nồng độ BOD, COD cao (do có đường thất thoát).
  • Nước làm mát, tái tuần hoàn làm nguội bằng tháp giải nhiệt như nước làm mát thiết bị tua bin phát điện, gối đỡ máy ép, bơm nén, bơm hút,…: Nước thải trong công đoạn này tương đối sạch có thể tái sử dụng lại.
  • Nước làm mát được dùng với lưu lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu hoặc nồi chân không. Nước chảy tràn từ các tháp làm mát thường có nồng độ BOD thấp.
  • Nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị ( nồi nấu đường, bồn chứa…) và nước dập bụi tro lò: Nước thải chủ yếu có nồng độ chất lơ lửng cao, nồng độ BOD, COD, TSS rất cao.
  • Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi: nước thải này chủ yếu có nồng độ chất lơ lửng cao, BOD, COD thấp.
  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh, bồn rửa, nhà tắm,…: Nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ như BOD, COD, TSS, Coliform,… nồng độ cao.

3. Thành phần tính chất nước thải mía đường

 

Thông số đặc trưng của nước thải mía đường
Thông số đặc trưng của nước thải mía đường

4. Đề xuất hệ thống xử lý nước thải mía đường

 

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải mía đường
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải mía đường

Thuyết minh quy trình:

4.1 Xử lý sơ bộ (Xử lý nước thải mía đường)

Nước thải mía đường sau khi thu gom sẽ được đưa qua song chắn rác (SCR). SCR có chức năng dùng để tách các bã mía có trong nước thải. Hiệu xuất của quá trình này phụ thuộc vào các đặc tính cơ học của song hoặc lưới chắn rác.

Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng cát. Với chức năng là loại bỏ những mãnh vụn vô cơ và cát ra khỏi nước. Cát sau khi tách được đem ra sân phơi.

Sau đó nước thải tiếp tục được bơm qua bể điều hòa. Với chức năng chính của bể là điều hòa lưu lượng và nồng độ. Do nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải ra trong một ngày không được ổn định. Nên cần phải điều hòa lại trước khi đi qua các công trình sinh học tiếp theo.

4.2 Xử lý hóa lý (Xử lý nước thải mía đường)

Tại bể keo tụ, nước thải được bổ sung xút để điều chỉnh pH và phèn nhôm để keo tụ. Lượng xút bổ sung được dựa vào các thông số đo thiết bị đo pH ở bể keo tụ. Hóa chất được bơm từ các thùng chứa hóa chất lên bằng bơm định lượng. Ngăn này có lắp thiết bị khuấy trộn nhằm trộn đều hóa chất với nước thải.

Sau đó nước tự chảy sang bể tạo bông. Tại đây nước thải được bổ sung chất trợ keo tụ Polymer. Ngăn này lắp thiết bị khuấy trộn có tác dụng trộn lẫn Polymer với nước thải. Tạo các bông keo nhỏ kết hợp lại thành các bông keo lớn dễ lắng mà không phá vỡ liên kết các bông keo. Sau đó nước thải tiếp tục chảy sang bể lắng hóa lý để lắng các bông cặn. Bùn từ bể lắng được tập trung về bể nén bùn, sau đó được các đơn vị thu gom theo định kì.

4.3 Xử lý sinh học (Xử lý nước thải mía đường)

Nước thải tiếp tục vào giai đoạn xử lý sinh học. Vì nồng độ BOD, COD trong nước thải rất cao nên cho đi qua bể UASB (kỵ khí). Trong bể Aerotank. Các vi sinh vật trong bể sẽ phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải, đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn. Chất dinh dưỡng được bổ sung vào bể để duy trì điều kiện sống tốt nhất cho vi sinh vật. Oxy được cung cấp vào nhằm mục đích:

  • Đảm bảo độ oxy hòa tan cao giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.
  • Duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước tạo hỗn hợp lỏng huyền phù. Giúp cho vi sinh vật tiếp xúc tốt với chất hữu cơ, tăng hiệu quả quá trình làm sạch nước thải.
  • Lượng oxy cấp vào bể nhờ một đầu đo DO tự động. Gửi kết quả đo về phòng điều khiển để điều khiển các máy thổi khí hoạt động tự động. Cấp khí vào bể thông qua hệ thống đĩa phân phối khí. Trong quá trình oxy hóa, các chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành khí CO2, H2O và sản sinh ra tế bào mới.

Nước thải được chuyển qua bể lắng sinh học nhằm lắng bùn do bể Aerotank sinh ra. Một phần bùn sinh học cũng được hoàn nguyên về bể Aerotank. Phần bùn còn lại được chuyển về bể nén bùn, và có đơn vị tới thu gom định kì.

Sau đó nước thải được bơm qua bể khử trùng để tiêu diệt hết các loại vi khuẩn còn sót lại trong nước thải rồi đưa lên bồn lọc áp lực để lọc lại các thành phần lơ lửng có trong nước thải và thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

4.4 Xử lý bùn (Xử lý nước thải mía đường)

Bùn từ các khâu xử lý sơ bộ, bùn trong qua trình xử lý sinh học sẽ được đưa tới bể chứa bùn. Bể chứa bùn nhằm mục đích tạo thời gian lưu giúp giảm hàm lượng nước trong bùn thải. Trong công đoạn này polymer được châm vào làm các bông bùn liên kết với nhau nâng cao hiệu suất xử lý.

Nước sau khi tách bùn tại bể chứa bùn dẫn trở lại bể điều hòa tiếp tục quy trình xử lý.

Bùn trong bể lắng hóa lý sẽ được đưa tới bể nén bùn sau đó sẽ có đơn vị tới thu gom định kì để xử lý tiếp.

Ưu điểm của công nghệ

  • Công nghệ truyền thống nên dễ dàng cho công tác thi công và vận hành.
  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Hiệu quả xử lý cao.
  • Tiết kiệm diện tích đất sử dụng.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất – tại Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất mía đường? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

Hoa Binh Xanh 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *