GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ
Việc đốt rơm rạ sau thu hoạch là một vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Hành động này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tác hại của việc đốt rơm rạ và các giải pháp xử lý hiệu quả.
![GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ 3 GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ](https://tuvanmoitruong.com.vn/wp-content/uploads/2024/07/KHAC-UASB-3.png)
Tìm hiểu chung về rơm rạ
Rơm rạ được coi là nguồn phế thải nông nghiệp, là phần thân và cành lá của cây lúa sau khi thu hoạch hạt. Phế thải này chiếm khoảng một nửa sản lượng của các cây ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và lúa gạo.
Trước đây, phế thải nông nghiệp được xem là sản phẩm phụ hữu ích. Tuy nhiên, do nhu cầu lương thực ngày càng tăng dẫn đến sản lượng lúa gia tăng, nguồn phế thải này không thể tận dụng hết và trở thành một vấn đề khó xử lý trong nông nghiệp.
Tác hại của việc đốt rơm rạ
Gây ô nhiễm không khí: Khói bụi từ việc đốt phế thải này sinh ra các chất độc hại như CO, CO2, NOx, SO2, PM2.5,… ảnh hưởng đến chất lượng không khí, gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư,…
Gây lãng phí tài nguyên: là nguồn nguyên liệu có giá trị để sản xuất phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ,… Việc đốt rơm rạ đồng nghĩa với việc lãng phí tài nguyên một cách vô ích.
Gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Khói bụi từ việc đốt nguồn phế liệu này đã che khuất ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, gây hại cho các loài động vật hoang dã.
Bên cạnh đó, đã từ lâu những người dân ở vùng nông thôn thường hay sử dụng rơm rạ để đun nấu mặc dù với số lượng không nhiều, gần đây do sản lượng lúa gia tăng kéo theo lượng phế thải , việc đốt ngoài trời trên đồng ruộng và dùng để đun nấu đều có thể dẫn đến phát xạ các khí gây ô nhiễm môi trường.
Trong những năm gần đây, thực tiễn cho thấy việc đốt cháy ngoài trời các phế thải từ cây trồng góp phần làm phát xạ các chất gây ô nhiễm không khí, điều này có thể dẫn đến những tác động nguy hại đến sức khỏe con người, trong đó có các chất như polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), cũng như polychlorinated dibenzo-p dioxins (PCDDs), và polychlorinated dibenzofurans (PCDFs) được coi là các dẫn xuất dioxin mang tính độc hại cao.
![GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ 4 GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ](https://tuvanmoitruong.com.vn/wp-content/uploads/2024/07/KHAC-UASB-4.png)
Giải pháp xử lý khí thải từ việc đốt rơm rạ
- Sử dụng công nghệ hiện đại
Hệ thống lọc tĩnh điện: Công nghệ lọc tĩnh điện giúp loại bỏ các hạt bụi mịn khỏi dòng khí thải. Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng điện trường để tách bụi ra khỏi khí.
Hệ thống lọc túi vải: Một hệ thống lọc bao gồm các tấm vải lọc sẽ giữ lại các hạt bụi, giúp giảm thiểu đáng kể lượng chất ô nhiễm trong không khí.
Sử dụng thiết bị Cyclone: Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý lực ly tâm, giúp tách bụi và các chất ô nhiễm khỏi dòng khí thải.
- Biện pháp sinh học
Phương Pháp Composting: composting là quá trình phân giải sinh học chất hữu cơ, trong đó rơm rạ sẽ được chuyển đổi thành phân hữu cơ có giá trị cao cho nông nghiệp.
Trồng cây phủ xanh: Trồng cây dọc theo các khu vực cánh đồng không chỉ giúp hấp thụ CO2 mà còn giảm thiểu lượng bụi mịn trong không khí.
Có thể tiến hành tiền xử lý rơm rạ bằng các phương pháp cơ học như xay, nghiền để làm giảm kích thước, hoặc xử lý nhiệt hoặc bằng hóa chất như sử dụng các axit hay bazơ thường có thể cải thiện được khả năng phân hủy.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Cần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt rơm rạ và khuyến khích áp dụng các biện pháp xử lý thay thế.
Hỗ trợ nông dân áp dụng các biện pháp xử lý rơm rạ: Chính phủ cần hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, tài chính để áp dụng các biện pháp xử lý rơm rạ hiệu quả như:
Ủ phân compost: Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Dùng rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi: Cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu thủ công mỹ nghệ: Sản xuất các sản phẩm từ rơm rạ như tranh, giỏ, mũ,…
Áp dụng các biện pháp xử lý khí thải tại nguồn: Lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý khí thải tại các khu vực đốt rơm rạ tập trung.
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ xử lý rơm rạ: Ưu tiên phát triển các công nghệ xử lý rơm rạ hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Lợi ích của việc xử lý khí thải từ việc đốt rơm rạ
- Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, bảo vệ hệ sinh thái.
- Tận dụng tài nguyên: Biến rơm rạ thành nguồn nguyên liệu có giá trị.
- Nâng cao thu nhập cho nông dân: Tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân từ việc bán rơm rạ.
- Giảm thiểu gánh nặng cho hệ thống y tế: Giảm thiểu các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra.
Tận dụng nguồn rơm rạ
Theo như hiện nay, cách sử dụng sản phẩm phụ rơm rạ theo truyền thống chủ yếu bao gồm sử dụng để làm củi đốt, làm vật liệu xây dựng, nuôi gia súc và trồng nấm.
- Làm phân bón hữu cơ: Cứ 1 hecta lúa sẽ cho khoảng 10 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ làm lãng phí nguồn chất hữu cơ làm phân bón tuy nhiên nếu không đốt mà đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ.
- Lợp nhà: Ở nông thôn, trước đây người nông dân hay sử dụng rơm rạ cũng như các loại vật liệu tương tự để làm các tấm lợp mái nhẹ và không thấm nước.
- Tại nhiều nơi trên thế giới, rơm rạ cho đến nay vẫn được sử dụng làm đệm giường nằm cho con người và làm ổ cho vật nuôi. Thường được sử dụng để làm ổ cho các loại súc vật như trâu bò, và cả ngựa.
- Làm thức ăn cho động vật: Rơm rạ có thể được sử dụng như một thành phần thức ăn thô nuôi gia súc để đẩm bảo một lượng năng lượng trong thời gian ngắn. Rơm rạ có một hàm lượng năng lượng và dinh dưỡng có thể tiêu hóa được.
- Trồng nấm: Việc trồng các loại nấm ăn được bằng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ là một quá trình có giá trị gia tăng nhằm chuyển hóa loại nguyên liệu này từ chỗ được coi là phế thải thành thức ăn cho người.
- Ngoài ra, rơm rạ còn được tận dụng trong ngành hóa chất, rơm rạ được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất các sản phẩm hóa chất
- Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, rơm rạ còn được tận dụng cho một loạt các ứng dụng như làm các vật liệu xây dựng như tấm lớp nhà, cách nhiệt, pamen tường hay làm giấy,…
![GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ 5 GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ](https://tuvanmoitruong.com.vn/wp-content/uploads/2024/07/KHAC-UASB-5.png)
Dịch vụ xử lý nước thải – Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Hoà Bình Xanh
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp các giải pháp toàn diện cho các vấn đề về nước thải, khí thải và các hồ sơ về môi trường. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng với các công nghệ tiên tiến – hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
- Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Hòa Bình Xanh mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
- Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy goi ngay qua hotline 0943. 466. 579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.
Với những cam kết trên, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh tin tưởng sẽ là đối tác tin cậy của quý khách hàng trong hành trình bảo vệ môi trường. Hợp tác với Hòa Bình Xanh – Chung tay bảo vệ môi trường xanh!