MƯƠNG OXY HÓA – PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHỔ BIẾN

MƯƠNG OXY HÓA – PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

NƯỚC THẢI PHỔ BIẾN

Mương oxy hóa là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Tại sao mương oxy hóa lại được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo ngay nhé!

1. Mương oxy hóa là gì?

Mương oxy hóa là một trong những phương pháp xử lý nước thải theo phương pháp sinh học hiếu khí. Và là dạng cải tiến của bể aerotank với việc khuấy trộn và kéo dài chế độ làm việc làm thoáng. Với mục đích xử lý triệt để Nitơ, Phospho và các chất hữu cơ có trong nước thải.

2. Cấu tạo của mương oxy hóa

 

Cấu tạo mương oxy hóa
Cấu tạo mương oxy hóa

Mương oxy hóa thường có cấu tạo hình dạng oval. Với chiều sâu mương khoảng 1m -1,5m. Vận tốc dòng nước trong mương duy trì từ 0,1m/s – 0,4m/s. Trong mương thường được bố trí thiết bị khuấy trộn dạng guồng quay trục ngang để đảm quy trình tiếp xúc tốt nhất giữa bùn và nước và cung cấp oxy cho quá trình phát triển sinh khối.

Để tăng chiều dài mương cũng như giảm diện tích xây dựng. Mương oxy hóa thường được bố trí theo hình ziczac.

3. Nguyên lý hoạt động của mương oxy hóa

Với đặc điểm cấu tạo như trên, kết hợp với sự phát triển của bùn hoạt tính. Các vi sinh vật có trong bùn sẽ oxy hóa các chất hữu cơ. Đảm bảo bẻ gãy các liên kết của các chất ô nhiễm, phát triển sinh khối, giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Dựa trên sự xáo trộn của máy khuấy trộn, quá trình oxy hóa diễn ra dọc theo chiều dài của mương.

Tuy nhiên, trên thực tế quá trình phản ứng diễn ra hiệu quả nhất ở các giai đoạn sau sau:

  • Ở khu vực đầu máy thổi khí: Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy trực tiếp các chất hữu cơ, giảm COD, BOD5, quá trình Nitrat hóa gốc NH4+ thành gốc NO3 với mật độ oxy lớn.
  • Ở khu vực khuấy trộn: với hoạt động đảo trộn của máy khuấy thì hỗn hợp bùn và nước thải có sự tiếp xúc với nhau tốt nhất.

Theo sau quá trình phản ứng giữa bùn hoạt tính, oxy và các chất hữu cơ thì hỗn hợp nước thải sẽ được chuyển đến bể lắng thứ cấp nhằm tách bùn ra khỏi nước thải. Sau đó, một phần bùn  được đưa trở lại mương oxy hóa nhằm tăng nồng độ bùn hoạt tính.

4. Ưu và nhược điểm của mương oxy hóa

4.1 Ưu điểm

Mương oxy hóa được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong xử lý nước thải nhờ có một số ưu điểm vượt trội sau :

  • Chi phí vận hành tương đối thấp do ít sử dụng điện năng.
  • Thời gian vận hành lâu dài, có thể đến hơn 30-40 năm do có độ tin cậy, an toàn cũng như ít bị sốc tải do thay đổi nồng độ và lưu lượng.
  • Lượng bùn sinh ra ít hơn các loại bể sinh học hiếu khí tương tự.
  • Khả năng xử lý nitơ tương đối tốt.

4.2 Nhược điểm

  • Do diện tích xây dựng  tương đối lớn nên sẽ không phù hợp với những nơi có diện tích hạn chế như: nhà hàng, khách sạn…
  • Cần phải thường xuyên kiểm tra thông số suốt quá trình phản ứng trong mương mới tăng hiệu quả của quá trình xử lý.
  • Khả năng xử lý phospho chưa cao.

5. Một số lưu ý trong quá trình thiết kế và vận hành mương oxy hóa

 

Mô hình mương oxy hóa trong hệ thống xử lý nước thải
Mô hình mương oxy hóa trong hệ thống xử lý nước thải

Quá trình xử lý sơ bộ: Máy nghiền, máy xé rác sẽ được thay thế sử dụng bằng lưới chắn rác, lược rác cơ học.

Quá trình xử lý bậc 1: Quá trình này thường được bỏ qua, chỉ sử dụng phương pháp sục khí mở rộng để nitrat hóa và loại bỏ BOD. Với mục đích nhằm giảm thiểu sinh sản bùn cũng như cung cấp khoảng thời gian dài cho quá trình khử bùn nội sinh.

Thiết kế về tải lượng: Cơ sở cho công đoạn thiết kế là dựa vào quá trình sục khí mở rộng với sự cân bằng tốc độ dòng chảy trung bình hằng ngày. Hoặc sử dụng tải lượng BOD/NH4 trung bình (kg/ngày).

Thời gian lưu bùn: Thời gian lưu bùn thường từ 15 – 30 ngày để phân hủy nội sinh, Nếu để giảm lượng bùn thải thì thời gian lưu bùn có thể lâu hơn 40 ngày.

Lượng oxy hòa tan: Để quá trình Nitrat hóa diễn ra hoàn toàn, tốc độ nitrat hóa sẽ tăng khi DO tăng lên 1-2 mg/l so với lượng DO cung cấp thông thường (2mg/l).

Tuần hoàn bùn: Để giữ lại các vi sinh vật nitrat hóa, giới hạn trên của bùn tuần hoàn cho mương oxi hóa cao hơn so với các quá trình bùn hoạt tính hỗn hợp.

Hình dạng mương: Hình dạng mương là hình bầu dục thon dài, bao gồm: uốn cong ở một đầu, uốn cong ở cả hai đầu, gấp làm đôi, ống xoắn và tròn,.. Các ngăn có thể phân tách bằng một bức tường.

Thiết bị sục khí: Aire – O2, khối quay dạng bàn chải, khối quay dạng đĩa, Aerostrip,…

Vận tốc mương: Vận tốc dòng nước thiết kế trong mương là 0.3m/s.

Thể tích mương: Thể tích mương được xác định bởi tốc độ dòng chảy và thời gian lưu nước, thời gian lưu nước dựa trên phương trình động học.

Trên đây là phương pháp xử lý nước thải bằng mương oxy hóa mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã liệt kê, trình bày để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.

Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

Hoa Binh Xanh 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *