XỬ LÝ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (VOCs) ĐẠT HIỆU QUẢ

XỬ LÝ KHÍ THẢI CHỨA HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (VOCs) ĐẠT HIỆU QUẢ

    Việc xử lý khí thải hay mùi hôi là hiện nay đang là điều tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện, dù có nhiều phương pháp khác nhau như hấp thụ, hấp phụ, gia nhiệt, đốt điện,… Nhưng mỗi công nghệ đều có nhiều ưu nhược điểm khác nhau ứng với tính chất của mỗi dòng khí thải.

    Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm, sơn dầu, dầu khí,…Ngày càng phát triển với số lượng các nhà máy không ngừng tăng lên. Quy trình sản xuất của các nhà máy này sinh ra một lượng lớn khí thải chứa VOCs. Sự phát thải VOCs vào khí quyển gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Chính vì thế trong bài viết này, hãy cùng Hoà Bình Xanh tìm hiểu rõ hơn về tổng quan hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và các phương pháp xử lý hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) đạt hiệu quả cao.

Tổng quan về hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

• Khái niệm

VOCs (Volatile Organic Compounds) là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gốc Carbon ở dạng rắn hoặc lỏng có thể bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường, có chứa carbon trong công thức phân tử của nó, nhiều loại VOCs có thể kết hợp với nhau hoặc nối kết với các phân tử khác trong không khí tạo thành các hợp chất mới.

Khái niệm VOCs
    Khái niệm VOCs

• Nguồn gốc

50% do hoạt động công nghiệp: được tìm thấy trong sơn, chất kết dính, dược phẩm, mỹ phẩm, chất làm lạnh, hóa chất tạo mùi, xăng,… VOC thường là dung môi công nghiệp như triclonmetan, diclometan, benzen, toluen, xylen…

16% do tổ chức, hộ gia đình: chất tẩy rửa, nước hoa xịt phòng, thuốc diệt côn trùng,..

11% do sản xuất nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bó,…

10% do phương tiện giao thông và 1 số nhiên liệu khác: xăng dầu,…

Nguồn gốc VOCs
    Nguồn gốc VOCs

⇒ Sự gia tăng khí VOCs gây ra những ảnh hưởng lớn môi trường, một số ảnh hưởng cơ bản như gây mùi ở nồng độ cao, trong đó ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

• Những hợp chất VOCs thường gặp

Acetaldehyde xuất hiện trong nhà bếp, công nghiệp chế biến thực phẩm. Trên thực tế, nó là một khí ô nhiễm quan trọng vì nó độc hại, dễ gây kích ứng, gây ung thư.

Benzen được sử dụng rộng rãi làm dung môi hoặc chất trung gian quan trọng trong các ngành hóa chất. Nó có khả năng gây bệnh ung thư nên dần được thay thế trong các ngành công nghiệp.

Acetone có độc tính không cao cũng được sử dụng làm dung môi trong nhiều quy trình công nghiệp như công nghiệp sản xuất hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, dệt may và sơn.

Skatole là chất hữu cơ tinh thể màu trắng độc hại nhẹ. Trong tự nhiên nó được sản sinh trong quá trình tiêu hóa Protein, thường được sử dụng tạo hương thơm. Skatole có liên quan tới mùi trong nhà máy xử lý nước thải.

Xylen là chất trung gian thường để sản xuất chai PolyEthylene Terephthalate hay gọi là nhựa PET thường dùng sản xuất chai đựng nước khoáng. Xylen thường liên quan đến vấn đề mùi do ngưỡng mùi thấp, chúng độc hại nếu phơi nhiễm ở nồng cao.

Ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

Ảnh hưởng đến môi trường

VOCs là một yếu tố tạo nên ozone – một chất gây ô nhiễm môi trường. Nó sẽ phản ứng với ánh sáng mặt trời và các nito oxit (NOx) để tạo thành ozone.

Ảnh hưởng của VOCs đến môi trường
    Ảnh hưởng của VOCs đến môi trường

– Ozone này kết hợp với bụi mịn và các vật liệu khác tạo thành sương khói. Phản ứng quang hóa dưới tác dụng của nito oxit phân hủy VOCs tạo ra những tác nhân oxy hóa.

VOCs + ánh sáng + NO2 + O2 ⇒  O3 + NO + CO2 + H2

Trong phản ứng trên ta còn thấy phản ứng tạo thành sản phẩm có CO2 – loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính.

Ảnh hưởng đến con người

VOCs có thể gây tác hại trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ con người. Tác hại tức thời khi tiếp xúc với các VOCs có thể là gây kích ứng mắt, da và đường hô hấp, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, buồn nôn và suy giảm trí nhớ.

– Khi tiếp xúc lâu với các chất VOCs gây ảnh hưởng đến gan, thận và hệ thần kinh trung ương. VOCs còn có thể là tác nhân gây ung thư.

Vì vậy, VOCs cần phải được phân tích, đánh giá, xử lý và kiểm soát từ các nguồn phát thải VOCs vào môi trường.

Một số phương pháp xử lý VOCs thông dụng hiện nay

Xử lý các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) bằng quá trình hấp phụ

– Dùng than hoạt tính hoặc các chất hấp phụ khác như silicagel, alumogel,… để khử mùi là phương pháp đơn giản, thuận tiện và cho hiệu quả khử cao đối với nhiều loại chất có mùi khác nhau.

Xử lý VOCs bằng hấp phụ than hoạt tính
    Xử lý VOCs bằng hấp phụ than hoạt tính

– Than hoạt tính được dung để khử mùi phổ biến trong các trường hợp:

    • Khử mùi đối với khí thải trước khi ra môi trường.
    • Khử mùi đối với không khí ngoài trời trong các hệ thống thông gió thổi vào để cấp không khí trong sạch cho gian phòng, phân xưởng sản xuất.
    • Khử mùi đối với không khí tuần hoàn: trong các hệ thống điều hòa không khí.

Xử lý các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) bằng quá trình hấp thụ

– Dùng nước để hấp thụ khí độc hại nói chung và khử khí có mùi nói riêng là biện pháp đơn giản, ít tốn kém. Độ hòa tan của các chất khí cần khử trong nước ở điều kiện bình thường không cao, do đó hiệu quả của quá trình hấp thụ bằng nước là khá thấp, nhất là đối với những chất có mùi.

Quy trình xử lý các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) bằng quá trình hấp thụ
    Quy trình xử lý VOCs bằng quá trình hấp thụ

– Người ta có thể dùng các loại dung dịch khác nhau để tưới trong các loại thiết bị rửa khí như buồng phun rỗng, tháp đệm, tháp sủi bọt,… với mục đích khử các chất có mùi.

Xử lý các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) bằng phương pháp đốt

– Khử mùi bằng phương pháp thiêu đốt được áp rộng rãi đối với các khí thải chứa các chất hữu cơ có mùi với nồng độ cao.

    • Đối trực tiếp: đảm bảo nhiệt trong khoang 600 ÷ 800°C, dùng khí đốt thiên nhiên.
    • Đốt có xúc tác: nhiệt độ duy trì 250 ÷ 450°C

– Sản phẩm của quá trình oxy hóa các chất có mùi phần lớn là nước và carbon dioxide (CO2). Ngoài ra còn có SO2, NOx,… Quá trình oxy hóa biến những chất có mùi và rất độc hại thành những chất không hoặc ít độc hại và mùi bớt khó chịu hơn.

Xử lý các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) bằng pha loãng – khuếch tán

– Trong nhiều trường hợp mặc dù nồng độ chất có mùi trong khí thải rất thấp, nhưng mùi của nó vẫn gây ô nhiễm đối với khu vực xung quanh nguồn phát thải. Lúc đó các biện pháp xử lý khử chất ô nhiễm đã nêu trên đây đều cho hiệu quả có thể rất thấp và không kinh tế.

– Phương pháp tốt nhất để giải quyết trường hợp trên là pha loãng chất ô nhiễm. Đó chính là quá trình khuếch tán chất ô nhiễm trong khí quyển từ các nguồn điểm cao hoặc thấp. Với phương pháp này cần lắp đặt ống khói cao hơn 15m so với mái nhà của khu vực quanh.

Dịch vụ xử lý mùi hoặc khí thải đạt hiệu quả cao – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

    Bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp để xây dựng hệ thống xử lý mùi hoặc khí thải, đặc biệt là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)? Bạn loay hoay vì chưa tìm thấy một nhà thầu uy tín? Đừng lo lắng, Hòa Bình Xanh sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng và an tâm cho dự án của bạn.

    Sự hiểu biết và tận tâm của đội ngũ là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi đảm bảo hiệu quả và an toàn cho từng dự án. Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý, đưa ra các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

    Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý khí thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943.466.579 hoặc liên hệ qua website: hoabinhxanh.vn để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

logo cty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *