PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN
TINH BỘT MÌ CÔNG NGHỆ CAO
Nước thải chế biến tinh bột mì có thành phần ô nhiễm như thế nào? Nguồn gốc phát sinh từ đâu, quy trình xử lý nước thải chế biến tinh bột mì ra sao? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Đặc trưng của nước thải chế biến tinh bột mì
Nước thải chế biến tinh bột mì gồm 2 loại chính:
- Nước từ khâu vệ sinh: Là nước thải từ công đoạn rửa, loại bỏ phần rễ, lớp vỏ gỗ và đất cát bám trước khi đưa vào nghiền. Theo ước tính, lượng nước thải rửa củ chiếm đến 45% tổng lượng nước thải của nhà máy.
- Nước thải từ khâu chế biến: Chứa hàm lượng cặn lơ lửng và chất hữu cơ rất cao thải từ công đoạn nghiền, tách bã và lọc tinh. Thành phần nước thải chế biến gồm: tinh bột, đường, protein, cellulose, các khoáng chất và độc tố CN.
2. Thành phần nước thải chế biến tinh bột mì
3. Tác động của nước thải chế biến tinh bột mì đến môi trường
- Gây mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận do các loại vi sinh vật có tự nhiên trong nước bị kiềm hãm phát triển khi pH quá thấp. Ngoài ra, khi nước thải có tính axit sẽ có tính ăn mòn, làm mất cân bằng trao đổi chất tế bào, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống.
- Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ khi hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước.
- Gây nên hiện tượng nước đục hoặc có màu, không những làm mất đi vẻ mỹ quan mà còn làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh do các chất rắn lơ lửng.
- Nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng chất lượng nguồn nước cấp.
4. Công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì
4.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì
4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì
Để giảm bớt áp lực cho các công trình phía sau, nước thải chế biến tinh bột mì sẽ được dẫn xuống hầm Biogas, để xử lý các hợp chất hữu cơ với nồng độ ô nhiễm cao. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ đơn giản như CH4, CO2, H2S. Khí biogas sinh ra từ quá trình này, sẽ được thu hồi để làm nhiên liệu đốt khuôn, chạy lò hơi, đun nấu, phát điện.
Sau đó nước thải được dẫn sang bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Nước thải tiếp tục được bơm chìm bơm lên tháp khử Nitơ, dùng để xử lý N – NH3 trong nước thải. Các thiết bị trong tháp hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước thải lên.
Tiếp theo đó, nước thải được dẫn sang bể Anoxic, hoạt động dựa trên các vi sinh vật thiếu khí nhằm phản ứng phân hủy các hợp chất phức tạp có chứa Nito và phốt pho có trong nước thải. Nước thải sau khi xử lý yếm khí được dẫn vào Bể Aerotank để xử lý triệt để các chất hữu cơ.
Tại bể aerotank diễn ra quá trình sinh học hiếu khí nhờ hệ thống vi sinh vật được duy trì từ máy thổi khí. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và CO2. Xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý.
Nước thải tiếp tục được dẫn sang ống lắng trung tâm của bể lắng sinh học, tại đây xảy ra quá trình tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực. Bùn sau lắng được bơm đến bể chứa bùn và một phần bùn hồi lưu bổ sung vi sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí.
Sau đó nước thải chảy tràn bể trung hòa: giúp điều hòa lại pH trong nước thải cũng như ổn định nồng độ chất thải và lưu lượng nước thải. Sau đó nước thải được xử lý hóa lý bằng kể keo tụ tạo bông, hóa chất keo tụ tạo bông và trợ keo tụ sẽ được bổ sung nhằm giúp quá trình lắng diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Cuối cùng nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng hóa lý nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng được đưa về bể chứa bùn. Phần nước trong sau lắng tiếp tục được dẫn sang bể khử trùng.
Hóa chất khử trùng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và được xả vào nguồn tiếp nhận
Trên đây là quy trình xử lý nước thải chế biến tinh bột mì với công nghệ cao, đạt hiệu quả tốt nhất mà Hòa Bình Xanh chúng tôi đã đề xuất để quý khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu và tham khảo.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột mì? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579