Xử lý nước thải mực in
1. Tổng quan về nước thải mực in
Xử lý nước thải mực in đang là một trong những việc làm cần thiết hiện nay. Nước thải từ quá trình sản xuất mực in thường không có nhiều, nó chỉ phát sinh từ công đoạn vệ sinh thiết bị máy móc. Ngoài ra nước thải mực in còn được phát sinh trong môi trường vệ sinh tẩy rửa các thiết bị chuyên về sản xuất bị tràn đổ. Tuy nhiên, nồng độ các chất ô nhiễm rất cao.
Khi trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận không có các công đoạn xử lý, thì các chất hữu cơ trong thành phần nước thải mực in sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ đó.
Trong khi độ màu của nước thải làm hạn chế độ sâu của các tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…Khả năng cao gây các tác hại về mặt cảm quan, gây tác dộng xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng cao đến hệ sinh thái thủy sinh, nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước. Xử lý nước thải mực in rất phức tạp đòi hỏi phải xử lý được các thành phần ô nhiễm đặc trưng như dung môi hữu cơ, độ màu và chất rắn lơ lửng.
2. Đặc trưng, thành phần của nước thải mực in
2.1 Đặc trưng của nước thải mực in
Nước thải mục in phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị máy móc và quá trình vệ sinh xưởng khi mực in bị tràn đổ với các chất ô nhiễm chính là Acrylic resin dạng nhũ trương hòa tan trong nước và bột màu.
Đây là một trong những loại nước thải công nghiệp rất khó phân hủy sinh học. Nước thải từ quá trình sản xuất mục in không nhiều, tuy nhiên nồng độ các chất gây ô nhiễm cao. Nước thải sản xuất bị ô nhiễm nặng do:
- Ô nhiễm hữu cơ
- Ô nhiễm N – Tổng và hàm lượng SS cao
- Độ màu cao
- Nước thải ngành sản xuất mực in có các thành phần ô nhiễm đặc trưng như các dung môi hữu cơ, độ màu cảu mực in, chất rắn lơ lửng có trong nước thải mực in
2.2 Thành phần của nước thải mực in
Bảng thành phần các thông số của nước thải mực in:
Do đặc trưng của nước thải nước thải mực in là không thể xử lý bằng phương pháp sinh học nên ta áp dụng xử lý kết hợp xử lý giữa hóa học và hóa lý, do đặc trưng của nước thải mực in có độ màu cao nên cần lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý, cần phải xử lý triệt để độ màu này.
3. Công nghệ xử lý nước thải mực in hiệu quả nhất
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải mực in:
Nước thải sản xuất từ các máy in và dụng cụ trong nhà máy được dẫn về bể lắng cặn. Tại đây, nước thải sẽ được lắng cặn sơ bộ bằng các cơ chế tự nhiên. Tức là nguồn nước thải sẽ được để nguyên không tác động vào và để lắng cặn, các bụi bẩn nặng sẽ tự được lắng xuống đáy hồ.
Nhờ vào đó, phần nước thải trên về cơ bản sẽ loại bỏ được các tạp chất, cặn bẩn cỡ lớn. Sau đó nước thải sẽ được chảy tràn sang bể điều hòa, nhằm ổn định lại nồng độ và điều hòa dung lượng dòng tải.
Sau đó nước thải sẽ được dẫn qua bể keo tụ, tại đây các hóa chất như PAC, phèn nhôm, phèn sắt sẽ được bơm định lượng châm vào bể với liều lượng nhất định. Tiếp đó đến bể phản ứng dưới tác dụng của các hóa chất trên và sự chuyển động xoáy của dòng nước các bông cặn sẽ va chạm và dính kết thành những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn tạo điều kiện cho quá trình lắng phía sau.
Do nước thải mực in có độ màu cao nên cần phải xử lý thêm độ màu do vậy cần phải có thêm bể khử màu, tại đây các hóa chất khử màu sẽ được châm vào bể với khối lượng nhất định. Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể keo tụ tạo bông sẽ tựu động chảy sang bể lắng. Phần bùn trong nước thải sẽ được giữ lại ở đáy bể lắng. Lượng bùn được lắng sẽ được bơm qua bể nén bùn, sau đó đưa qua máy ép bùn và đem đi xử lý theo định kỳ.
Phần nước trên bề mặt sẽ được bơm qua bể trung gian để điều chỉnh lượng pH và lưu lượng. Sau đó dẫn sang bồn lọc áp lực, tại đây nước thải được loại bỏ các cặn lơ lửng không lắng được. Vì sau khi qua bể lắng trong nước thải vẫn còn các chất lơ lửng tỷ trọng nhẹ không thể lắng được, và có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật có trong nước thải. Nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Bùn thu được tại bể lắng cặn, bể keo tụ tạo bông, bể lắng được xả thải ra bể chứa bùn nhờ áp lực thủy tĩnh. Công dụng chính của bể chứa bùn là làm giảm thể tích và khối lượng của bùn, từ bùn ướt thành bùn đặc. Định kỳ phải hút bỏ lượng bùn này để tránh bùn tràn sang bể điều hòa gây tăng hàm lượng ô nhiễm.
Bùn từ bể chứa được bơm vào máy ép bằng bơm màng khí nén. Máy ép bùn làm việc theo nguyên lý lọc ép qua màng nhờ vào áp suất nước thải thẩm thấu qua màng sau đó được dẫn ra ngoài, bùn cặn được giữ bên trong bản lọc. Thể tích bùn giảm đến 10 lần so với thể tích ban đầu, dễ dàng cho quá trình xử lý.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn lựa chọn dịch vụ xử lý nước thải? Bạn đang muốn tìm kiếm dịch vụ xử lý nước thải tốt nhất? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu lập xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579