CÔNG NGHỆ PLASMA TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI

CÔNG NGHỆ PLASMA TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI

    Khí thải là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự cân bằng sinh thái. Trong khí thải có chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi, mùi, các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), oxit nitơ (NOx), oxit lưu huỳnh (SOx), carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2) và các kim loại nặng. Việc xử lý khí thải là một bài toán khó và đòi hỏi nhiều công nghệ tiên tiến.

    Bên cạnh các phương pháp xử lý khí thải như hóa học hay sinh học thì xử lý khí thải bằng công nghệ plasma là phương pháp hiện đại nhưng mang lại nhiều lợi ích với chi phí vận hành đơn giản mang lại hiệu quả xử lý khí thải cao được ứng dụng trong nhiều loại khí thải khác nhau để xử lý ô nhiễm.

    Trong bài viết này, hãy cùng Hoà Bình Xanh tìm hiểu rõ hơn tổng quan về công nghệ plasma cũng như nguyên lý hoạt động của công nghệ này.

Tổng quan về công nghệ plasma

    – Công nghệ plasma là một trong những phương pháp xử lý khí thải hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Plasma là trạng thái của vật chất, sau rắn, lỏng và khí, được tạo ra bằng cách cung cấp nhiệt độ cao hoặc điện từ trường lớn cho vật chất. Trong plasma, các nguyên tử bị ion hóa thành các hạt electron, ion tự do và các phân tử kích thích, có khả năng phản ứng với các chất ô nhiễm trong khí thải và phân hủy chúng thành các chất vô hại hoặc dễ xử lý hơn.

Công nghệ plasma
    Công nghệ plasma

    – Ô nhiễm mùi là một vấn đề rất nhức nhối trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, chăn nuôi, cũng như trong quản lý chất thải. Các phân tử mùi điển hình trong thực tế là VOC (aldehyd, axit béo, ankan, axit formic, amin hoặc este,…). Ô nhiễm VOC là một vấn đề quan trọng đối với việc xử lý khí thải từ các quy trình công nghiệp. Công nghệ plasma đã được chứng minh là có thể phân hủy VOC rất hiệu quả đối với vấn đề khử mùi. Plasma phù hợp hơn so với các phương pháp truyền thống khác.

    – Sự tích hợp đơn giản của thiết bị plasma vào các hệ thống và quy trình hiện nay cũng là điểm mạnh của phương pháp này. Với tính gọn nhẹ của nó, công nghệ plasma có thể linh hoạt áp dụng trong nhiều môi trường khác nhau, giúp cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn.

Cấu tạo của hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ plasma

– Cấu tạo và chức năng của hệ thống xử lý khí gồm 5 phần chính:

  • Máy bơm khí: Có nhiệm vụ bơm khí thải từ môi trường bên ngoài vào hệ thống và đảm bảo luồng khí thải được đưa vào hệ thống một cách hiệu quả .
  • Bộ lọc khí và van tiết lưu: Khí thải sau khi được bơm vào sẽ đi qua bộ lọc khí để loại bỏ các hạt bụi và các tạp chất. Van tiết lưu sẽ giúp điều chỉnh lưu lượng khí để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định.
  • Buồng plasma: Là nơi quá trình xử lý diễn ra. Trong buồng này, khí thải sẽ tiếp xúc với plasma được tạo ra bằng sự ion hóa của khí. Plasma có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) và các chất ô nhiễm khác trong khí thải.
  • Mạch điều khiển dòng plasma: Để đảm bảo quá trình plasma hoạt động ổn định và hiệu quả, mạch điều khiển dòng plasma được sử dụng để điều chỉnh dòng điện và các yếu tố liên quan trong buồng plasma.
  • Bộ điều khiển lập trình tự động: Bộ điều khiển lập trình tự động là phần mềm quản lý và điều khiển toàn bộ hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ plasma. Bộ điều khiển lập trình tự động có thể thiết lập các thông số hoạt động, giám sát trạng thái hệ thống, báo động khi có sự cố và thực hiện các chức năng khác.
3 12
    Cấu tạo của hệ thống plasma

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ plasma

Quá trình xử lý khí thải bằng công nghệ plasma bao gồm hai giai đoạn quan trọng:

  • Giai đoạn 1: Lọc bụi

– Trước khi khí thải được xử lý bằng công nghệ plasma cần trải qua giai đoạn lọc bụi. Giai đoạn này nhằm loại bỏ các hạt bụi và các tạp chất có kích thước lớn trong khí thải, giúp bảo vệ buồng plasma và tăng hiệu quả xử lý.

  • Giai đoạn 2: Xử lý plasma

– Giai đoạn này là giai đoạn chính của quá trình xử lý khí thải. Khí thải sau khi được lọc bụi sẽ được đưa vào buồng plasma, nơi có sự hiện diện của plasma.

– Buồng plasma đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Hệ thống sử dụng một nguồn điện xoay chiều một pha và biến đổi nó thành điện áp cao khoảng 3.000 Volt. Điện thế này được tạo ra thông qua ống plasma và kết hợp với luồng không khí để tạo ra các ion O2+ và O2–.

4 11
    Nguyên lý hoạt động của công nghệ plasma

Plasma được tạo ra bằng cách cung cấp điện áp cao cho khí, làm cho các nguyên tử và phân tử trong khí bị ion hóa, tạo ra các hạt electron, ion tự do và các phân tử kích thích. Các hạt này có khả năng phản ứng với các chất ô nhiễm trong khí thải, như VOC, NOx, SOx, CO, CO2 và các kim loại nặng phân hủy chúng thành các chất vô hại hoặc dễ xử lý hơn, như nước, oxy, nitơ, carbon và các hợp chất không bay hơi. Quá trình xử lý plasma có thể diễn ra ở nhiệt độ thấp hoặc cao, tùy thuộc vào loại plasma và loại khí thải.

5 9
    Cơ chế xử lý khí thải trong công nghệ plasma

Ưu và nhược điểm công nghệ plasma

Xử lý khí thải bằng công nghệ plasma là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên cần xem xét cẩn thận các ưu điểm và nhược điểm để đảm bảo phù hợp với ứng dụng cụ thể, đáp ứng được các yêu cầu về môi trường và tài chính.

  • Ưu điểm:

Tiết kiệm năng lượng điện: Một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ plasma là sử dụng rất ít năng lượng điện. Điều này không chỉ giúp giảm tiền điện mà còn giảm khả năng ảnh hưởng tiêu cực đối với tài nguyên năng lượng tự nhiên.

Không sử dụng hóa chất: Công nghệ plasma không đòi hỏi sử dụng các hóa chất khử trùng hay xử lý, giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ việc loại bỏ hóa chất thải.

– Dễ dàng lắp đặt và vận hành: Thiết bị sử dụng công nghệ plasma thường có thiết kế đơn giản và dễ dàng lắp đặt. Nó cũng dễ dàng để vận hành và điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể.

Giảm thiểu chi phí bảo hành: Do tính ổn định và tuổi thọ cao của hệ thống, công nghệ plasma thường ít gặp sự cố và ít yêu cầu bảo trì. Điều này giúp giảm chi phí bảo hành và duy trì.

Tính đa dạng: Có khả năng xử lý được các chất ô nhiễm khó phân hủy, như VOC, NOx, SOx, CO, CO2 và các kim loại nặng, với hiệu suất cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về chất lượng khí thải.

  • Nhược điểm:

Sản sinh ozone: Trong quá trình xử lý khí thải, công nghệ plasma có thể sản sinh một lượng lớn ozone. Ozone có thể gây hại cho sức kháng của hệ sinh thái nếu không được kiểm soát một cách cẩn thận. Việc loại bỏ ozon thừa có thể đòi hỏi thêm chi phí và công sức.

Chi phí đầu tư ban đầu cao: Mặc dù công nghệ plasma mang lại nhiều ưu điểm, chi phí đầu tư ban đầu để mua và cài đặt hệ thống thường khá cao. Điều này có thể là một rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vùng kinh tế yếu.

Cần có bộ điều khiển lập trình tự động thông minh và tiện lợi: quản lý và điều khiển toàn bộ hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ plasma, giám sát trạng thái hệ thống, báo động khi có sự cố và thực hiện các chức năng khác.

Dịch vụ xử lý khí thải bằng công nghệ plasma – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

    Bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp để xây dựng hệ thống xử lý khí thải, đặc biệt là ứng dụng công nghệ plasma để xử lý? Bạn loay hoay vì chưa tìm thấy một nhà thầu uy tín? Đừng lo lắng, Hòa Bình Xanh sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng và an tâm cho dự án của bạn.

    Sự hiểu biết và tận tâm của đội ngũ là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi đảm bảo hiệu quả và an toàn cho từng dự án. Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

    Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý khí thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943.466.579 hoặc liên hệ qua website:hoabinhxanh.vn để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

logo cty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *