TOP 1 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT MAY TIẾT KIỆM NHẤT HIỆN NAY
1. Tổng quan về nước thải dệt may
Ngành công nghiệp dệt may hiện nay đã và đang là một trong những ngành có đóng góp nhiều trong quá trình phát triển của đất nước. Ngành dệt may (bao gồm dệt nhuộm) thì công đoạn dệt – nhuộm – in là các công đoạn phát sinh ra lượng nước thải đáng chú ý nhất. Bởi lẽ do các công đoạn này có sử dụng hóa chất, các hóa chất này đa phần là khó phân hủy sinh học.
Vì vậy, trong nước thải dệt may có thành phần COD cao hơn nhiều lần so với BOD. Các đặc trưng để đánh giá chất lượng nước thải dệt may bao gồm: pH, COD, BOD, TDS, SS.
Một số đặc trưng của nước thải dệt may:
- pH : thường nằm khoảng 9 – 11. Độ pH này không thích hợp cho việc sử dụng các công trình sinh học để xử lý ban đầu.
- Tỷ lệ COD/BOD lớn. Khi tỉ lệ này càng lớn thì chứng tỏ thành phần chất hữu cơ trong nước đa phần là chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Nên sử dụng các công trình xử lý hóa lý là các công trình xử lý chính.
- Vấn đề ô nhiễm kim loại do sử dụng các hóa chất (hóa chất nhuộm màu, thuốc tẩy) có chứa thành phần kim loại.
- Tổng chất rắn hòa tan cao – Độ dẫn điện cao.
- Đặc điểm quan trọng nhất trong nước thải dệt may là độ màu gây ra trong công đoạn nhuộm, in.
2. Quy trình xử lý nước thải dệt may
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải dệt may:
Do có nhiệt nên nước thải dệt may được thu gom và dẫn về tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ nước thải.
Bể điều hòa : làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất. Nhờ hệ thống thổi khí mà nước thải trong bể được xáo trộn đều. Đồng thời bể điều hòa còn có chức năng giải nhiệt cho nước thải.
Cụm xử lý hóa lý
Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể phản ứng. Tại đây ta châm hóa chất điều chỉnh pH và hóa chất keo tụ vào. Mục đích là tạo độ pH thích hợp cho các phản ứng. Thứ hai là keo tụ các chất ô nhiễm có trong nước để dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi nước thải bể lắng 1. Ở bể tạo bông ta châm Polymer và mục đích là để hỗ trợ quá trình keo tụ ở trên. Các bông bùn tạo thành có kích thước lớn hơn, độ liên kết cao hơn, dễ lắng nhờ tác dụng của trọng lực.
Cụm xử lý sinh học
Nước thải sau qua qua bể lắng 1 sẽ được dẫn về bể MBBR. Bể MBBR là bể sinh học hiếu khí sử dụng các VSV dính bám, bám trên các giá thể, để xử lý nước thải. Bể MBBR có khả năng xử lý tốt hơn bể Aerotank bình thường. Sau đó nước thải qua bể lắng 2 để loại bỏ lượng bùn sinh học tạo thành. Phần nước trong tràn qua máng răng cưa chảy về bể khử trùng.
Nước được khử trùng bằng dd NaOCl để loại bỏ vi sinh vật và chảy qua bể trung gian. Từ bể trung gian nước được bơm lên bồn lọc áp lực. Xử lý lần cuối trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Xử lý bùn
Bùn từ bể lắng 1 và 2 sẽ được thu gom dẫn về bể nén bùn. Bể nén bùn có nhiệm vụ làm giảm độ ẩm của bùn. Sau đó bùn qua máy ép bùn để loại bỏ nước có trong bùn tạo thành bùn khô. Phần bùn khô sẽ được đem đi xử lý.
Phần nước thải từ quá trình xử lý bùn và nước sau rửa lọc sẽ thu gom và dẫn về bể điều hòa để xử lý.
Dịch vụ xử lý nước thải mới nhất tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải ? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh chúng tôi luôn tự hào vì có đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã góp phần tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579