GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG NGÀNH GIẶT TẨY
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giặt tẩy đã phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Dù vậy, tính chất nước thải giặt là cũng như nước thải của sản xuất của ngành giặt tẩy, giặt là công nghiệp, nước thải từ máy giặt công nghiệp cũng hết sức phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và giá trị đạt được, ngành giặt tẩy vẫn tồn tại những vấn đề tiêu cực cần được quan tâm. Đặc biệt là các nước thải ngành giặt tẩy có chứa các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ xà phòng, soda, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ, các chất bẩn bám trên quần áo,… Khi lượng nước thải này không được xử lý, thải trực tiếp thải vào nguồn tiếp nhận, sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, làm nước có màu và mùi khó chịu.
Do đó, việc đầu tư thiết kế xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở giặt tẩy là rất cần thiết và quan trọng. Vậy để thi công lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải ngành giặt tẩy cần trải qua các bước thực hiện nào? Hãy cùng Hòa Bình Xanh tìm hiểu sâu hơn vấn đề này qua bài viết sau nhé!
Tổng quan về nước thải giặt tẩy
– Trong quy trình giặt tẩy, bột giặt và các chất tẩy trắng là sản phẩm không thể thiếu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Nước thải của ngành này chiếm phần lớn là bột giặt, với các thành phần chính có trong bột giặt như chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt, chất tẩy… Ngoài ra, trong quá trình giặt, một lượng lớn chất bẩn được loại bỏ khỏi đồ quần áo như đất bụi, phẩm màu… nên nước thải ngành này có chứa nhiều SS và các bông vải nhỏ phát sinh trong quá trình giặt.
– Đối với chất hoạt động bề mặt (là thành phần chính trong bột giặt) chúng ta có thể phân ra các loại như sau:
• Anionic;
• Cationic;
• Non-lonicl;
• Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính.
– Các chất hoạt động bề mặt có trong nước thải ngành giặt là thường là các chất bền sinh học. Chính vì thế chúng ta cần phải có phương pháp xử lý nước thải của ngành này một cách hiệu quả trước khi xả ra ngoài môi trường tự nhiên.
Đặc điểm, tính chất của nước thải giặt tẩy
– Ngành công nghiệp giặt tẩy có nhu cầu tiêu thụ nước rất lớn, có nhiều loại hình giặt tẩy khác nhau như: giặt thông thường, giặt cát, giặt đá,…
– Ngành này cũng dùng nhiều loại hóa chất tẩy khác nhau để giặt tẩy, tính chất nước thải và lưu lượng nước thải của ngành giặt tẩy thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm cần giặt, công đoạn giặt tẩy, nước thải của khâu giặt các sản phẩm thông thường có chứa các chất bẩn, dầu mỡ, chất nhờn, nếu giặt các sản phẩm là ra giường, quần áo của bệnh viện thì có thể là nguồn phát sinh ra các nguồn dịch bệnh cần phải ngăn ngừa,…
– Nước thải của ngành giặt tẩy có nguồn gốc từ việc sử dụng xà phòng, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ,… nước thải sản xuất của ngành giặt tẩy có pH cao, chứa các chất giặt tẩy, sợi vải lơ lửng, độ màu, độ đục, tổng chất rắn, hàm lượng chất hữu cơ cao,…
– Chất hoạt động bề mặt được phân loại thành 4 nhóm chính như sau:
• Các chất hoạt động bề mặt anionic: nhóm hữu cực mang điện tích âm liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước. Ví dụ: các xà phòng, các alkykbenzen sunfonat,…
• Các chất hoạt động bề mặt cationic: nhóm hữu cực mang điện tích dương liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước. Ví dụ: clorua dimetyl di-stearyl amoni
• Các chất hoạt động bề mặt Non – IonicI: nhóm chức hữu cực không ion hóa trong dung dịch nước. Phần kỵ nước gồm dây chất béo. Phần ưa nước chứa những nguyên tử oxy, nitơ hoặc lưu huỳnh không ion hóa, sự hòa tan là do cấu tạo những liên kết hydro giữa các phân tử nước và một số chức năng của phần ưa nước. Ví dụ: dẫn xuất của polyoxyetylen hoặc polyoxypropylen.
• Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính: là những hợp chất có một phân tử tạo nên một ion lưỡng cực. Ví dụ: axit xetylamino-axetic.
⇒ Các chất hoạt động bề mặt trong bột giặt cũng như trong nước thải của ngành giặt tẩy là những chất bền sinh học. Vì vậy chúng cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường.
Ảnh hưởng của nước thải ngành giặt tẩy
- Đối với con người:
– Nếu chất hoạt động bề mặt xâm nhập vào cơ thể thì độc tính của chúng tương đối không nặng vì chúng được biến thể rất nhanh (các anionic vs NI), còn các cationic thì biến thể chậm hơn. Không có sự tích lũy trong cơ thể.
- Đối với môi trường
– Trong môi trường nước, các chất hoạt động bề mặt tạo thành bọt cản trở quá trình lọc tự nhiên hoặc nhân tạo, tập trung các tạp chất và gây ức chế vi sinh vật. Nồng độ chất tẩy anion lớn hơn hoặc bằng 0,3 mg/l sẽ tạo thành lớp bọt ổn định.
– Làm chậm quá trình chuyển đổi và hòa tan oxy vào nước ngay cả khi không có bọt, do tạo ra một lớp mỏng ngăn cách sự hòa tan oxy qua bề mặt. Làm xuất hiện mùi xà phòng, khi hàm lượng cao hơn ngưỡng tạo bọt.
– Tăng hàm lượng phosphat đưa tới việc kết hợp polyphosphat với các tác nhân bề mặt, dễ dàng dinh dưỡng hóa nước hồ tạo ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Các chất hoạt động bề mặt NI hiện nay được sử dụng thường thuộc dạng khó bị phân hủy sinh học.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải giặt tẩy
– Bước 1: Nước thải ngành giặt tẩy được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi dòng thải để tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm gây ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.
– Bước 2: Nước thải ngành giặt tẩy sau đó được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải trước khi qua bể xử lý sinh học hiếu khí. Sau đó nước thải được dẫn qua bể keo tụ tạo bông.
– Bước 3: Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất NaOH, CaO được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng . Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng 1 để lắng cặn trước khi qua xử lý sinh học.
– Bước 4: Tại bể Oxic, các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để phát triển sinh khối mới và phân giải chất hữu cơ thành những hợp chất vô cơ đơn giản.
– Bước 5: Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để lắng bùn sinh học vừa hình thành. Một phần bùn cặn được đưa qua bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể.
– Bước 6: Bể phơi nén bùn: Bùn phát sinh từ bể tuyển nổi và bể tạo bông – lắng I được bơm về bể phơi nén bùn, sau đó được cho vào bao để đem đi xử lý.
– Bước 7: Phần nước trong sau lắng được dẫn tiếp qua bể lọc áp lực để loại bỏ cặn lơ lửng, độ màu và mùi còn xót lại trong bể trước khi xả thải ra ngoài môi trường với đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A.
Dịch vụ xử lý nước thải – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh
Bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải cho ngành giặt tẩy? Bạn loay hoay vì chưa tìm thấy một nhà thầu uy tín? Hòa Bình Xanh sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng và an tâm cho dự án của bạn.
Sự hiểu biết và tận tâm của đội ngũ là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi đảm bảo hiệu quả và an toàn cho từng dự án. Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943.466.579 hoặc liên hệ qua website:hoabinhxanh.vn để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.