QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

Nước thải cao su là loại nước thải phát sinh trong quá trình chế biến, sản xuất cao su từ nguyên liệu mủ cao su tự nhiên. Loại nước thải này có đặc điểm và thành phần phức tạp, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần phải xử lý nước thải cao su một cách triệt để.

Đặc điểm, tính chất của nước thải cao su

Quy trình xử lý nước thải cao su
Quy trình xử lý nước thải cao su

Đặc điểm:

  • Màu sắc: Nước thải cao su thường có màu nâu sẫm hoặc đen do lẫn mủ cao su.
  • Mùi: Nước thải có mùi hôi thối do các hợp chất hữu cơ phân hủy.
  • Hàm lượng chất hữu cơ: Nước thải cao su có hàm lượng chất hữu cơ cao, BOD và COD cao.
  • Hàm lượng kim loại nặng: Nước thải có thể chứa kim loại nặng như Fe, Mn, Zn, Cu, v.v.
  • Độ pH: Nước thải cao su thường có độ pH axit, dao động từ 4.2 đến 5.2.
  • Nước thải cao su thường có hàm lượng phospho, COD và BOD cao, đây là các chỉ tiêu quan trọng trong tính chất ô nhiễm của nước thải.
Quy trình xử lý nước thải cao su
Quy trình xử lý nước thải cao su

Thành phần:

  • Mủ cao su: Là thành phần chính, bao gồm các polyme isoprene.
  • Protein: Có trong mủ cao su và các chất phụ gia.
  • Chất béo: Có trong mủ cao su và các chất phụ gia.
  • Hóa chất: Dùng trong quá trình chế biến cao su như axit, kiềm, chất khử trùng, v.v.
  • Kim loại nặng: Có thể xâm nhập vào nước thải từ các thiết bị và nguyên liệu.

Tác động:

Gây ô nhiễm nguồn nước: Nước thải cao su có thể làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Gây ô nhiễm đất: Nước thải cao su có thể làm ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng.

Gây ô nhiễm không khí: Nước thải cao su có thể bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  • Nước thải cao su có chứa nhiều chất hữu cơ, BOD và COD cao. Nếu không được xử lý, nước thải sẽ phân hủy sinh học, làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, dẫn đến hiện tượng cá chết và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
  • Nước thải cao su có thể chứa kim loại nặng, axit, kiềm và các hóa chất độc hại khác. Nếu không được xử lý, những chất này sẽ xâm nhập vào nguồn nước và đất, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hiện tượng phú dưỡng hóa:

Nồng độ nitơ và photpho trong nước thải cao su thường rất cao. Nếu không tiến hành xử lý nước thải cao su có thể dẫn đến tình trạng phú dưỡng hóa, làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước, gây tăng sự phát triển của các tảo và tạo ra hiện tượng khói nâu hoặc màu nước đục.

Với sự gia tăng sản xuất cao su và tác động của ngành công nghiệp này đối với môi trường, việc xử lý nước thải cao su trở nên cấp bách để đảm bảo sự bền vững cho cả môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Quy trình xử lý nước thải cao su

Quy trình xử lý nước thải cao su
Quy trình xử lý nước thải cao su

Các loại nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được thu gom và qua song chắn rác để tách rác có kích thước lớn trước khi dẫn vào bể điều hòa.

  • Bể thu gom

Bể thu gom nước thải tập trung toàn bộ nước thải từ các phân xưởng sản xuất của công ty để đảm bảo lưu lượng tối thiểu cho bơm hoạt động an toàn.

  • Bể gạn mủ

Từ đó nước thải được dẫn đến bể gạn mủ. Bể này có chức năng loại bỏ một phần các  mủ cao su có trong nước thải nhằm tăng cường hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo cũng như thu hồi mủ để tận dụng lại.

  • Bể điều hòa

Bể điều hòa có bố trí thiết bị khuấy trộn thực hiện chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải trước khi đi vào các công trình xử lý tiếp theo. Đồng thời, tại bể điều hòa có hệ thống kiểm soát pH để tăng hiệu quả cho công đoạn xử lý hóa lý phía sau.

  • Bể tuyển nổi

Quá trình tuyển nổi được sử dụng để tách các tạp chất rắn không hòa tan và huyền phù có tỉ trọng nhỏ hơn tỉ trọng của chất lỏng làm nền. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục khí vòa nước thải. Các bọn khí mịn bám dính vào các hạt lơ lửng tạo nên lực đẩy nổi đủ lớn đưa hạt nổi lên bề mặt pha lỏng (nước thải). Trong quá trình tuyển nổi khí hòa tan, không khí hòa tan trong nước thải ở áp suất vài atmosphere (275-350 kpa) nhờ hệ thống máy nén khí và bồn tạo áp. Sau đó giảm áp xuống áp suất khí quyển. Khí hóa tan được tách ra khỏi nước thành những bọt mịn (kích thước khoảng 10 – 100um). Thời gian lưu nước ở bồn tạo áp từ 2-3 phút. Lượng khí cấp vào từ 2-3% lưu lượng nước thải. Lớp váng nổi hình thành và dẫn đến ngăn chứa váng nổi để sử dụng lại.

  • Bể UASB

Nước thải được dẫn vào bể UASB để xử lý COD, BOD tải trọng cao

  • Bể thiếu khí

Bể thiếu khí được thiết kế để khử Nitrat. Trong Bể Anoxic, nước thải được giữ trong môi trường thiếu khí bằng hệ thống khuấy luân phiên liên tục. Quá trình khử Nitrat diễn ra như sau: Ammonia bị oxy hóa thành Nitrit (NO2-N) và Nitrit tiếp tục bị oxy hóa thành nitrat (NO3-N), cuối cùng thành N2.

  • Bể hiếu khí

Bể Aerotank là bể sinh học hiếu khí, trong bể này được cấy các loại vi sinh vật hiếu khí hoạt tính nhằm phân hủy các chất hữu cơ. Tại đây có bố trí các máy khuấy chìm để duy trì lượng DO thích hợp cho các vi sinh vật hiếu khí phát triển tốt giúp tăng hiệu quả xử lý.

Quá trình BOD chuyển hóa thành CO2 và NH3 có trong nước thải

Chất hữu cơ + C5H7NO2 + O¬2 + chất dinh dưỡng → CO2 + NH3+ C5H7NO2 (tể bào mới) + sản phẩm khác.

Nước thải sau Aerotank được đưa qua bể lắng 2 đồng thời hồi lưu một phần về bể Anoxic.

  • Bể lắng

Bể lắng với ống lắng trung tâm được sử dụng để lắng bùn vi sinh có trong nước thải theo nguyên lý trọng lực. Bùn lắng một phần được tuần hoàn về bể hiếu khí nhằm duy trì mật độ bùn MLSS khoảng 3.000-4.000 mg/L. Một phần bùn còn lại được đưa về bể chứa bùn.

  • Bể trung gian

Phần nước trong sau lắng sẽ chảy qua bể này nhằm lưu chứa và bơm nước thải vào bồn lọc áp lực.

  • Bồn lọc áp lực

Nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực được loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ mà quá trình lắng chưa làm được, đồng thời nước qua bể lọc sẽ làm giảm độ màu độ đục.

  • Bể khử trùng

Nước thải được dẫn sang bể khử trùng với nhiều ngăn zic zắc nhằm xáo trộn dòng chảy, tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với hóa chất khử trùng. Tại đây một lượng Chlorine nhất định được cho vào bể để khử triệt để các mầm bệnh và vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.

  • Bể chứa nước sau xử lý

Bể này có tác dụng ổn định nước sau xử lý để thuận tiện cho việc quan tắc tự động các thông số môi trường.

  • Bể chứa bùn

Bể này có tác dụng chứa bùn và nén bùn phát sinh từ các bể lắng. Bể này được thiết kế có ống dẫn dòng, hỗn hợp bùn và nước sẽ được dẫn vào ống dẫn dòng và đi xuống đáy bể, tại đây bùn sẽ bị các lớp bùn cũ giữ lại ở dưới đáy bể và bơm sang máy ép bù, phần nước sẽ tiếp tục đi lên trên và chảy về bể điều hòa 2.

  • Máy ép bùn

Máy ép bùn nhằm tách được mà giảm độ ẩm của bùn. Bùn trong bể chứa bùn được bơm về máy ép bùn, giảm được độ ẩm và cho vào các bao tải. Bùn sau khi ép được lưu trữ tại khu vực chứa bùn và định kỳ được đơn vị có chức năng thu gom, xử lý hoặc làm chất độn cho nguyên liệu đót nếu phân tích mẫu bùn này không thuộc chất nguy hại.

Quy trình xử lý nước thải cao su
Quy trình xử lý nước thải cao su

Dịch vụ xử lý nước thải tại – Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh

Bạn đang muốn lựa chọn công nghệ xử lý nước thải? bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín? Đừng lo ngại, Hòa Bình Xanh sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp.

Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hòa Bình Xanh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nước thải, khí thải uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc với mức đầu tư phù hợp nhất.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để xử lý nước thải, dự án cần tư vấn hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0943.466.579

hoa binh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *